Sử dụng đồng bộ các giải pháp vật liệu nhẹ - chẳng hạn như hệ tường không nung và vữa tô gốc thạch cao - không chỉ làm tăng mức độ xanh cho công trình, mà còn giảm phụ thuộc vào nguồn cung cát đang khan hiếm.
Đầu tư công trình bền vững từ giải pháp vật liệu xanh đồng bộ
Các giải pháp vật liệu bền vững đang ngày càng được chủ đầu tư đẩy mạnh ứng dụng cho công trình, đặc biệt là sau khi Chính phủ đưa ra nhiều quyết sách tăng tốc chuyển đổi xanh. Từ 2018, Thông tư 13/2017/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định các công trình 9 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 80% vật liệu không nung.
Đến 2020, Chính phủ tiếp tục ban hành Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng giai đoạn 2021-2030 theo hướng bền vững, tiến đến loại bỏ hoàn toàn công nghệ vật liệu tiêu tốn tài nguyên khoáng sản, hạn chế sử dụng cát tự nhiên... Nguồn cung cát đang vô cùng khan hiếm và trữ lượng cát của ĐBSCL sẽ cạn kiệt trong 10 năm tới nếu duy trì tốc độ khai thác hiện nay.
Tuân thủ luật định, nhiều công trình cao tầng hiện đã tăng mức sử dụng vật liệu không nung lên trên 80%. Tuy nhiên, việc thi công không chỉ cần đảm bảo về số lượng, mà còn cần lựa chọn các giải pháp vật liệu đồng bộ về chất lượng. Ví dụ, nếu sử dụng hệ tường không nung (gạch block, gạch nhẹ, tấm panel nhẹ…), nên hoàn thiện bằng vữa tô gốc thạch cao chuyên dụng chống nứt, bởi đây là “bộ đôi” vật liệu nhẹ giúp tăng chất lượng công trình, tăng điểm cộng khi đánh giá công trình xanh.
Nếu kết hợp hệ tường không nung với vữa tô xi măng cát giúp lấy phẳng và hoàn thiện bề mặt, các vấn đề lỗi sẽ sớm bộc lộ. Lý do là gạch không nung phần lớn làm từ hỗn hợp xi măng và magie oxit, nên tường có độ rỗng cao, độ thấm hút nước lớn. Sau khi tô trát vữa xi măng cát, bề mặt sẽ dễ nứt do co ngót, bộp do bám dính kém, chất lượng hoàn thiện cũng không đồng đều… dẫn đến tốn thời gian và chi phí xử lý lỗi.
Vữa tô gốc thạch cao chuyên dụng chống nứt Vĩnh Tường-Gyproc bảo đảm bề mặt hoàn thiện tốt, 100% không nứt bộp
Giải pháp vữa tô gốc thạch cao dành cho tường không nung
Vữa tô gốc thạch cao được ưu tiên lựa chọn, trước hết nằm ở độ “xanh” của chính vật liệu. Đặc biệt là đối với các các chủ đầu tư và thầu xây dựng theo đuổi các tiêu chuẩn công trình xanh, vật liệu cần được đánh giá minh bạch tác động môi trường LCA và công bố thông tin môi trường EPD.
Vữa tô nội thất chuyên dụng chống nứt Vĩnh Tường-Gyproc đã được công bố EPD nhằm cung cấp minh bạch về tác động ảnh hưởng đến môi trường trong suốt vòng đời sản phẩm
Vữa tô nội thất gốc thạch cao chuyên dụng chống nứt Vĩnh Tường-Gyproc đã sớm đạt LCA và EPD. Các nghiên cứu của Saint-Gobain cho thấy, vật liệu này giảm được 75% khí thải CO2 so với vữa tô truyền thống, giảm tác động đến môi trường trong suốt vòng đời sản xuất.
Vữa tô gốc thạch cao không sử dụng cát - nguồn tài nguyên khoáng sản đang ngày càng cạn kiệt do khai thác quá mức, phù hợp với xu thế phát triển vật liệu xanh của quốc gia cũng như thế giới. Các chứng nhận hợp chuẩn TCVN 13598-1:2022 và EN 13279-1:2008 của Viện Vật liệu Xây dựng cho thấy, vật liệu thay thế này hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của công trình.
Sử dụng giải pháp vữa tô nội thất gốc thạch cao Vĩnh Tường-Gyproc, chủ đầu tư có thể ghi 1-5 điểm vào chứng nhận LEED V4 và LOTUS V3 cho công trình. Hơn nữa, vữa tô được sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại chuẩn châu Âu EN 13279-1 nên yên tâm về chất lượng vượt trội.
Bên cạnh việc giữ vững “phong độ” xanh từ trong ra ngoài cho mảng tường nội thất, vữa tô nội thất gốc thạch cao Vĩnh Tường-Gyproc còn thuyết phục đối tác xây dựng nhờ chất lượng hoàn thiện. Chủ đầu tư Fusion đã quyết định sử dụng cho Khách sạn HIIVE Bình Dương.
Vữa tô nội thất chuyên dụng chống nứt Vĩnh Tường-Gyproc tương thích với đa dạng bề mặt tường, đặc biệt là tường không nung của khách sạn. Theo đánh giá của các kiến trúc sư, sản phẩm có cường độ bám dính cao, tạo bề mặt hoàn thiện mịn, đặc chắc. Cùng với công thức đặc thù, vữa tô gốc thạch cao giảm độ hút nước nền, giảm co ngót và chống nứt hiệu quả.
Vữa tô chuyên dụng chống nứt Vĩnh Tường-Gyproc giảm độ hút nước nền, giảm co ngót và chống nứt hiệu quả cho công trình
Vật liệu được trộn sẵn, giúp tối ưu thời gian chuẩn bị và thi công. Thợ có thể trát lớp vữa dày 5-15mm trong chỉ một lần tô, tăng tốc độ thi công đáng kể cho công trình, thay vì phải tô nhiều lớp để có độ dày mong muốn như vữa xi măng cát. Lớp trát nhanh khô chỉ sau 24h, thợ có thể chuyển sang sơn bả, thay vì chờ 14-28 ngày như vữa truyền thống.
Vữa tô nội thất gốc thạch cao Vĩnh Tường-Gyproc giải quyết triệt để các vấn đề của vữa tô trát truyền thống
Công trình xanh và bền vững bắt nguồn từ vật liệu nhẹ có tuổi thọ bền bỉ. Hội tụ lợi thế vượt trội này, vữa tô nội thất gốc thạch cao Vĩnh Tường-Gyproc đã hiện diện trong nhiều công trình lớn như Dự án phức hợp Dragon Castle Hạ Long, khu căn hộ cao cấp Green Diamond Láng Hạ, và hơn 50 công trình thử nghiệm trên khắp cả nước.
V.M
- Xi măng SCG Low Carbon Super lần đầu ra mắt tại Việt Nam
- Nhiều thách thức cho vật liệu xây dựng mới
- Gỗ CLT - Giải pháp xanh thay thế cho bê tông
- Trần Đức mang đến HawaExpo 2024 giải pháp vật liệu bền vững hướng đến Net Zero
- Chiến lược phát triển bê tông bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững
- Việt Nam là một trong 10 quốc gia sản xuất gốm sứ xây dựng lớn nhất thế giới
- Viglacera sản xuất thành công những mét vuông kính siêu trắng đầu tiên tại Việt Nam
- ĐBSCL: Những vật liệu nào thay thế khi nguồn cát cạn kiệt?
- Xanh hóa ngành xi măng bằng số hóa và năng lượng sạch
- Sử dụng vật liệu phát thải thấp: Còn nhiều thách thức