Ashui.com

Thursday
Apr 25th
Home Tương tác Góc nhìn Tôn tạo di tích thành nhà Mạc ở Tuyên Quang: vi phạm Luật Di sản

Tôn tạo di tích thành nhà Mạc ở Tuyên Quang: vi phạm Luật Di sản

Viết email In

Việc biến thành nhà Mạc (hơn 400 tuổi) thành "cái lò gạch" có sự tham gia của 6 cơ quan chức năng từ trung ương tới địa phương. Vậy các cơ quan này đã vi phạm Luật Di sản như thế nào?

Ngày 2/1/2009, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang đã có Quyết định số 05 phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình tu bổ chống xuống cấp thành nhà Mạc, trên cơ sở đã có sự thoả thuận với Cục Di sản (Bộ VHTTDL) và sự thẩm định dự án của Sở XD, Sở KHĐT. Sở VHTTDL làm chủ đầu tư công trình, Trung tâm Tư vấn kiến trúc và xây dựng thuộc Viện Nghiên cứu kiến trúc - Bộ XD tổ chức tư vấn lập dự án đầu tư... Đây là “tiền đề” để thành nhà Mạc bị biến dạng.

Có thể thấy rõ việc đầu tư, tôn tạo di tích thành nhà Mạc ở Tuyên Quang không phải do những người, cơ quan kém hiểu biết hoặc không có chuyên môn làm, mà do những người có trọng trách, có hiểu biết về luật pháp, về chuyên ngành văn hoá - di sản làm. Vậy chủ trương “phá hủy” thành nhà Mạc để biến một di tích cổ, quý hiếm thành một lò gạch của các cơ quan chức năng Tuyên Quang đã vi phạm những quy định nào?

  • Ảnh bên : Toà thành "1 ngày tuổi" được gắn biển "Di tích quốc gia". (Ảnh: Đ.D.H.)

Điều 34 của Luật Di sản quy định: “Việc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải được xây dựng thành dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải bảo đảm giữ gìn tối đa những yếu tố nguyên gốc của di tích”. Điều 5 của Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử-văn hoá, danh lam, thắng cảnh (QCBQDT) - (ban hành kèm theo Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT, ngày 6.2.2003 của Bộ trưởng Bộ VHTT cũ) cũng quy định: Nguyên tắc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích gồm 5 nguyên tắc rất chặt chẽ, cụ thể, chi tiết. Điều 11 của QCBQDT quy định về quy trình và giới hạn tu sửa cấp thiết di tích với 4 việc phải làm cũng rất nghiêm ngặt.

Rồi các điều 12 quy định: Thẩm định dự án và thiết kế; điều 13: Phê duyệt dự án và thiết kế; điều 14: Hồ sơ dự án và thiết kế đề nghị thẩm định hoặc phê duyệt cũng được ghi rất nghiêm ngặt. Điều 35 của Luật Di sản quy định: “Thẩm quyền phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích được thực hiện theo luật này và các quy định của pháp luật về xây dựng. Khi phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về VHTT”.

Dự án tu bổ di tích thành nhà Mạc được cấp vốn đầu tư theo chương trình mục tiêu của Bộ VHTTDL, tất yếu đã hoàn thành các quy trình và thủ tục pháp lý kể trên. Do đó nếu ai đó nói rằng mình không biết, mình bị bất ngờ và mình không chịu trách nhiệm gì về các hành vi vi phạm Luật Di sản và quy định hiện hành của Bộ VHTTDL là nói lấy được, bất chấp luật pháp, bất chấp phải trái (?!).

  • Ảnh bên : Cổng thành nhà Mạc không khác gì một “cái lò gạch” mới xây. (Ảnh: Đ.D.H.)

Việc biến thành nhà Mạc ở Tuyên Quang thành một “cái lò gạch” đã vi phạm Luật Di sản và các quy định pháp luật hiện hành. Như vậy, có thể thấy có 6 cơ quan chức năng từ trung ương tới địa phương đã tham gia vào việc làm biến dạng thành nhà Mạc, do đó thủ trưởng của 6 cơ quan này cần phải bị xử lý thích đáng.

Mặt khác, giả sử các cơ quan này khi lập, phê duyệt dự án hoàn toàn đúng theo các quy định của Luật Di sản, không cho phép phá hủy thành nhà Mạc để xây mới; việc làm sai là do đơn vị thi công: Cty cổ phần xây dựng công trình văn hoá, thể thao và du lịch (Hà Nội); nếu đúng là do lỗi của cơ quan này, 6 cơ quan kể trên phải bị xếp vào khung hình sự: Thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Vì Luật Xây dựng quy định 6 cơ quan chức năng trên phải chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát các quyết định hành chính của mình.
 
Phạm Viết Đào

>> Biến di tích 400 tuổi thành... 1 ngày tuổi! 

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo