Ashui.com

Wednesday
Sep 18th
Home Tương tác Góc nhìn Thừa Thiên Huế : Cả tỉnh "lên" thành phố

Thừa Thiên Huế : Cả tỉnh "lên" thành phố

Viết email In

Hình hài của "thành phố trực thuộc trung ương" đang được lãnh đạo tỉnh TT-Huế hình dung để xây dựng như thế nào? Đó là câu hỏi thời sự của người dân TT-Huế và bạn đọc trong thời điểm này.

Câu hỏi được đặt ra sau những mừng vui khi có kết luận của Bộ Chính trị về việc đồng ý để tỉnh xây dựng và phát triển thành thành phố trực thuộc trung ương trong một vài năm tới. Và ông Nguyễn Ngọc Thiện - Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế - trả lời: Cả tỉnh "lên" thành phố(!).

Sẽ không giống với bất kỳ thành phố nào...

"Cứ tạm gọi là thành phố TT-Huế, vì hiện tại chúng tôi vẫn chưa nghĩ ra tên gọi nào khác" - ông Nguyễn Ngọc Thiện (ảnh bên) - Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế - mở đầu câu chuyện với tôi liên quan đến chủ đề tên và hình hài của thành phố trực thuộc trung ương trong tương lai.
 
Ông Thiện hình dung: "Thành phố TT-Huế trong tương lai sẽ lớn hơn bất kỳ thành phố nào trên cả nước hiện nay, với tổng diện tích hơn 5.000km2. Thành phố TT-Huế cũng sẽ không giống với bất kỳ một thành phố nào trong cả nước bởi diện tích lớn như vậy, nhưng dân số lại chỉ có hơn 1,3 triệu người (thời điểm thống kê năm 2006). Thành phố TT-Huế còn khác biệt bởi các yếu tố: Đây là một cố đô, thành phố di sản, thành phố festival đặc trưng của Việt Nam. Thành phố trong tương lai hội đủ các yếu tố: Sông, núi, biển, đầm phá, gò đồi, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên...".

Một người Huế băn khoăn: "Mừng thì mừng thật, nhưng nếu đúng như rứa thì thành phố của mình tới lúc đó hơi... kỳ cục bởi diện tích quá rộng mà dân số lại quá ít. Đó là chưa nói đến hàng chục, hàng trăm hệ lụy khác liên quan đến mâu thuẫn và vấn đề đặt ra cho những người dân ở các vùng sâu, xa, sau một đêm ngủ dậy bỗng dưng ...trở thành người thành phố (?)".

Tôi đặt sự băn khoăn đó lên bàn làm việc của ông Nguyễn Ngọc Thiện và được trả lời rất nhanh: "Cần phải thay đổi một chút về nhận thức đô thị. Theo tôi, đô thị không nhất thiết phải có nhiều nhà cao tầng, dân số đông" - ông nói: "Theo nghĩa đó, Huế sẽ không phát triển theo hướng đó, mà phát triển theo hướng một thành phố sinh thái, thành phố sạch... với trung tâm - đô thị hạt nhân sẽ là thành phố Huế hiện nay. Chung quanh là các đô thị vệ tinh động lực vệ như: Thành phố Chân Mây - Lăng Cô; các thị xã: Tứ Hạ - Phú Bài, Thuận An, Bình Điền...

Dân số thành phố Huế lúc đó sẽ tăng từ hơn 300.000 người như hiện nay lên khoảng 400.000 - 500.000 người với việc đô thị mở rộng về vùng An Vân Dương ở phía nam. Dân số đô thị sẽ được nâng lên từ khoảng 37% như hiện nay lên khoảng 60 -70%.

Hiện tại, tỉ lệ lao động nông nghiệp của tỉnh TT-Huế chiếm khoảng 40% tổng số lao động. Tuy nhiên, số lao động này đang được dần chuyển sang lao động dịch vụ và công nghiệp để phấn đấu đến năm 2015, tỉ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 20% và đến năm 2020 còn khoảng 10%...
".

"Bài toán" du lịch, dịch vụ

10 ngày sau cuộc làm việc với Thường vụ Tỉnh uỷ TT-Huế, ngày 25.5, Bộ Chính trị đã có thông báo số 48 với nhiều nội dung, trong đó có việc đồng ý việc "xây dựng TT-Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong vài năm tới" theo hướng: TT-Huế là trung tâm của khu vực miền Trung, là một trong những trung tâm lớn đặc sắc của cả nước về văn hoá du lịch; khoa học công nghệ; trung tâm y tế chuyên sâu; giáo dục đào tạo chất lượng cao và đa ngành, đa lĩnh vực...



Đó là một định hướng, mà nếu phát triển thành công, chắc chắn sẽ mang lại cho "thành phố TT-Huế" một sự khác biệt cơ bản và quan trọng so với những thành phố khác, ngoài những sự khác biệt về diện tích, dân số, tính chất... như ông Nguyễn Ngọc Thiện đã nói. Nhưng trong tất cả những mục tiêu vừa nêu, mục tiêu thành một trung tâm văn hoá, du lịch, dịch vụ đang gây không ít băn khoăn, bởi lĩnh vực này đang là một "bài toán khó" đối với TT-Huế từ rất nhiều năm nay.

Du lịch, dịch vụ của Huế là cả một câu chuyện dài tập, đã trở thành chuyện "biết rồi khổ lắm...", vì nhiều năm qua đã tốn nhiều giấy mực của báo giới và sức lực của những nhà quản lý, chuyên môn... Huế đang có gần như tất cả những điều kiện tốt nhất để phát triển du lịch: Một thành phố lễ hội đặc trưng của Việt Nam, một quần thể di tích và những giá trị đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới (cả vật thể và phi vật thể), một vịnh Lăng Cô vừa được công nhận là một trong 29 vịnh biển đẹp nhất thế giới, hạ tầng du lịch tốt...

Tuy nhiên, nhiều năm qua, ngành du lịch, dịch vụ vẫn đang phát triển rất yếu, chưa xứng tầm và tiền đóng góp của "mũi nhọn" này vào ngân sách của tỉnh TT-Huế trung bình năm chưa bằng số lẻ của một doanh nghiệp như Cty bia Huế (chỉ gần 30 tỉ đồng).

Còn nhớ cuối năm 2008, đích thân ông Nguyễn Ngọc Thiện - Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế - đã "đăng đàn" xác định "từ nay sẽ là mũi nhọn và mũi nhọn duy nhất". Nhưng từ đó đến nay, mũi nhọn và nhọn duy nhất đó vẫn chưa thấy nhọn lên được chút nào.

Trao đổi với tôi, ông Nguyễn Ngọc Thiện thừa nhận: "Đúng là đối với ngành du lịch, dịch vụ, chúng tôi đã tập trung đầu tư nhiều, nhưng sự phát triển chưa tương xứng". Nhưng ông lại thanh minh: "Để thay đổi cả một ngành kinh tế cần phải có thời gian và không được nôn nóng, bởi đi nhanh được là tốt, nhưng có khi nhanh quá phải trả giá lớn".

Ông nói: "Tôi không ngụy biện, nhưng lâu nay Huế đang đi theo hướng bền vững. Một sự thay đổi chất nào cũng cần có sự tích luỹ về lượng cần thiết. Hiện tại, Huế đang tích luỹ về lượng và đang tiến tới ngưỡng thay đổi".

Cán bộ chưa... đủ tầm?

Một sự lo lắng rất phổ biến và thời sự đối với người dân Huế hiện nay là Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong vài năm nữa (chậm nhất là 2015). Nhưng có vẻ như lực lượng, năng lực của đội ngũ cán bộ của Huế thì ... còn lâu mới lên được tầm trung ương(!?).

Bên lề một cuộc họp báo mới đây (ngày 30.5), ông Nguyễn Văn Cường - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh TT-Huế - thừa nhận với tôi: "Những lo lắng của người dân là có cơ sở, bởi thực tế là năng lực đội ngũ cán bộ hiện nay của TT-Huế chưa xứng tầm, chưa theo kịp với những yêu cầu và đòi hỏi mới".

Ông Cường nói: "Thực ra vấn đề này, Thường vụ Tỉnh uỷ đã sớm nhìn ra và ngay từ giữa năm 2008 đã ban hành một nghị quyết về vấn đề bồi dưỡng và nâng cao năng lực cán bộ để phục vụ việc xây dựng và phát triển thành phố trong tương lai. Bước đầu, chúng tôi đã cử 15 cán bộ nguồn qua Singapore để học ngoại ngữ. Đặc biệt, đã cử hai cán bộ trẻ ra nước ngoài làm tiến sĩ về quản lý đô thị và quản lý kinh tế...".

Ông Nguyễn Văn Cường cũng thừa nhận là bây giờ mới "nâng cấp" cán bộ thì chắc chắn sẽ không kịp với tốc độ xây dựng và nâng cấp thành phố từ tỉnh lên trung ương. "Tuy nhiên không còn cách nào khác là chúng ta phải vừa làm, vừa bổ sung" - ông Cường kết luận.

Có một gợi ý liên quan đến vấn đề nguồn nhân lực là trong lúc đang thiếu và yếu và chờ đào tạo còn rất lâu, tại sao TT-Huế không áp dụng các chính sách đãi ngộ để thu hút nhân tài như nhiều địa phương khác đã và đang làm?

Ông Nguyễn Ngọc Thiện trả lời bằng một quan điểm rất khác: "Tôi không thiên về đãi ngộ vật chất nhiều như một số địa phương đang làm, vì đó chỉ là giải pháp tạm thời. Nếu cho họ đất đai, tiền bạc, nhưng không tạo cơ hội làm việc, cống hiến... thì sớm muộn, họ cũng sẽ đi. Quan điểm của tôi là khi nào kinh tế TT-Huế phát triển từ trung bình như hiện nay lên khá, lúc đó môi trường làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn.., tự khắc người tài sẽ tìm đến và ở lại".

Hoàng Văn Minh

>> Phát triển Thừa Thiên - Huế và đô thị Huế đến năm 2020 

 

Lời bình  

 
+1 # cuong 22/11/2011 13:20
dat Hue dao tao khong biet bao nhieu nhan tai, Hue noi tieng voi khong biet bao nhieu nhan tai, nhug co che quan ly , tao cong an viec lam cho nguoi tai qua kem, qua te hai. Bao nhieu nhan tai tot nghiep ra truong muon o lai phuc vu qua huong cung khong duoc vi dau co viec gi cho ho lam, neu o lai thi that su co ngay ho chet doi luon. mong chinh quyen cac cap hay tao cong an viec lam cho ho.
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 
 
+3 # Hoang Trong Thien 01/05/2012 08:50
Nếu không có đãi ngộ về vật chất thì người tài sẽ không ở lại Huế, lúc đó sẽ phát triển rất chậm, liệu rằng "môi trường làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn" có bằng các địa phương khác và trường hợp người tài quay trở lại Huế là rất thấp. Như các thành phố khác, họ sử dụng những "giải pháp tạm thời" như Ông Nguyễn Ngọc Thiện đã nêu nhưng hiệu quả đem lại là rất lớn không những trước mắt mà là lâu dài. Nếu cứ theo chủ trương này, tôi nghĩ Huế sẽ rất khó phát triển.
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 
 
+3 # võ hà 09/08/2012 13:12
cho tôi hỏi lãnh đạo TT Huế 1 câu thôi: Nôn nao lên Tp trực thuộc TW để làm gì trong khi thực tế ở địa phương không có những thứ cơ bản cần thiết để phát triển KT-XH, thay đổi tỷ lệ lao đông nông nghiệp mà ko có cơ sở gì hết, mấy ngài định cho nông dân học làm du lịch chắc, riêng cái chuyện cho 15 cán bộ đi Sing học tiếng Anh thôi là đủ biết "tầm" của mấy vị là ntn rồi.
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 
 
+1 # Trần Đình Đại 15/02/2014 14:55
Theo ý kiến của tôi thì muốn tỉnh nhà phát triển cường thịnh, chúng ta phải biết lấy con người làm trọng, nếu Huế có một đội ngũ nhân lực tài giỏi thì lo gì vạch chiến lược để đưa tỉnh nhà lên đỉnh núi kia..
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 
 
+1 # hung 30/07/2014 16:15
len de lay cai danh....trong khi dan doi...ko co viec lam.len de co von trung uong dau tu vao de xay dung co ban,co xay dung co ban thi co......ngon...ngon........bo tay
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 
 
+1 # hung 14/08/2014 10:26
Lãnh đạo Huế sợ làm việc với những người giỏi hơn mình. Mà những nhân tài cũng không muốn làm việc với những người này. Cử đi học làm cái gì, toàn COCC cả, học hành cái gì, người tài có sẫn thì không dùng, chẳng qua là chỉ muỗn dùng người của mình.
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 
 
0 # yeu hue 30/10/2014 10:38
Thôi, nói về Huế thì chán lắm. Quan chức ở đây toàn lo cho thân chứ có lo cho dân đâu mà!
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 
 
0 # Thich hue 25/11/2014 13:00
Nghe 15 can bộ đi Sin học English mà khiếp hồn. Huế đầu tư ghê thật có tầm nhìn chiến lược. Học mấy năm mới về làm hướng dẫn viên du lịch được nhỉ. Chacchav
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 
 
-1 # hien 19/06/2015 20:01
Bao đời nay, Huế cũng thế, Huế có ng=hiều nhân tài nhưng đi lập nghiệp phương xa hết, ở Huế không có đất dụng võ vì giới lãnh đạo ở Huế quá bảo thủ, buồn thât.
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo