Ashui.com

Tuesday
Mar 19th
Home Tương tác Góc nhìn Di sản đô thị: Xung đột giữa phát triển và bảo tồn

Di sản đô thị: Xung đột giữa phát triển và bảo tồn

Viết email In

"Trong một thế giới hội nhập, biến đổi liên tục, việc gìn giữ những di sản cho thế hệ tương lai là một quan niệm rộng với tầm nhìn xa hơn. Khi nói đến cảnh quan đô thị không phải người ta đề cập đến một di sản hay một công trình kiến trúc cụ thể mà đó là dự án tổng thể cho cả đô thị” - Michael Turner.

Luôn gây tranh cãi 
 
Diễn đàn UNESCO - Trường đại học và di sản lần thứ 12 với chủ đề “Cảnh quan của các đô thị lịch sử”  đang diễn ra tại Hà Nội (từ 5 – 10/4) thu hút nhiều học giả từ khắp thế giới. 

Ngày đầu tiên, các phát biểu và tham luận đều nêu lên vấn đề lớn nhất hiện nay là công tác bảo tồn di sản đô thị: sự xung đột giữa phát triển đô thị và bảo tồn di sản lịch sử - văn hóa.

Làm thế nào để cân bằng giữa phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng trong xu thế toàn cầu hóa nhưng vẫn giữ được cảnh quan, không gian văn hóa truyền thống của địa phương? Rõ ràng đây là vấn đề nan giải mà thành phố nào cũng đều gặp phải. 

Kiến trúc sư, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Nguyễn Thế Thảo nói: “Hà Nội là một trong những thành phố đang phát triển mạnh mẽ, có không gian thiên nhiên gắn bó hài hòa, dù trải qua bao biến thiên vẫn giữ được trong mình những di sản quý. Trong quá trình phát triển Hà Nội vẫn cố gắng bảo tồn đô thị với ba nội dung chính: cảnh quan, chức năng và hình ảnh”.

Giáo sư Michael Turner đến từ Học viện Nghệ thuật và Thiết kế Bezalel, Tây Ban Nha cho rằng, bảo tồn đô thị lịch sử là đề tài tranh cãi của tất cả các trung tâm đô thị trên thế giới bởi sự đụng độ giữa xưa và nay.

Trong một thế giới hội nhập, biến đổi liên tục như hiện nay, việc gìn giữ những di sản cho thế hệ tương lai là một quan niệm rộng với tầm nhìn xa hơn. Khi nói đến cảnh quan đô thị không phải người ta đề cập đến một di sản hay một công trình kiến trúc cụ thể mà đó là dự án tổng thể cho cả đô thị”, GS Michael Turner nói.


Bằng chứng ấn tượng 

Tiến sĩ Ron Van Oers, chuyên viên của Trung tâm di sản quốc tế UNESCO đưa ra những dẫn chứng khá ấn tượng.

Thành phố Viên (Áo) được đưa vào danh sách di sản thế giới năm 2001. Thành phố này bao gồm nhiều công trình kiến trúc cổ, và một quần thể 4 cái tháp ở khu trung tâm rất nổi tiếng. Sau khi được đưa vào danh sách, các kiến trúc sư đã đề xuất tạo ra xung quanh khu tháp này một “vùng đệm” không để những công trình mới xâm hại cảnh quan. Nhưng việc này đã nảy ra những cuộc tranh cãi lớn. Cuối cùng TP Viên đã lựa chọn một công ty kiến trúc để kiến tạo khu vực này, thể hiện khu vực xung quanh như một phố Viên cổ. Vấn đề này hiện vẫn đang là đề tài tranh cãi.


Cologne Cathedral (CHLB Đức) 

Thêm một trường hợp khác, năm 2004 Nhà thờ Cologne Cathedral (Đức) - di sản thế giới, có niên đại hơn 800 năm bị đưa vào danh sách nguy hiểm bởi cảnh quan xung quanh đã có quá nhiều nhà cao tầng được xây dựng. Trước sức ép này, đã có những ý kiến đề nghị đưa Nhà thờ Cologne Cathedral ra khỏi danh sách Di sản thế giới, để địa phương có thể thoải mái xây cao ốc.

Tuy nhiên sau khi tranh cãi và cân nhắc giữa lợi ích kinh tế và văn hóa, năm 2006, chính quyền địa phương đã lập ngay kế hoạch bảo vệ di sản với Quy định giới hạn các tòa nhà xây dựng trong khu vực quanh Nhà thơ, và Cologne Cathedral đã được đưa ra khỏi danh sách nguy hiểm.

Tương tự như vậy, đền Taj Mahal (Ấn Độ) là công trình đầu tiên gần như thỏa mãn toàn bộ các tiêu chí của UNESCO cũng từng đứng trước khả năng phải lựa chọn. Phía trước nhà thờ này có một khu vườn và quần thể kiến trúc cổ. Năm 2003, chính quyền địa phương đã lên kế hoạch xây một trung tâm thương mại lớn tại khu vực đó. Tuy nhiên sau đó dưới sức ép của UNESCO và dư luận, kế hoạch này phải dừng lại vì nó phá vỡ cảnh quan khu vực đền Taj Mahal.


Đền Taj Mahal (Ấn Độ)

Hay như Cung điện Potala (Trung Quốc) được chọn là Di sản thế giới năm 1994 cũng vậy. Trong quá trình đô thị hóa, cảnh quan đô thị khu vực cung điện này cũng đã từng bị đe dọa. Nhưng sau đó, chính quyền Trung Quốc nhận ra rằng Potala không chỉ là một di sản mà là một phần cảnh quan văn hóa của đất nước. Chính phủ Trung Quốc đã chấp nhận phá hủy toàn bộ những công trình xây dựng mới trong khu vực để bảo toàn cảnh quan cổ trong khu vực.

Trở thành Di sản thế giới năm 1988. Trong suốt thập kỷ qua, khu vực tháp London vẫn là một đô thị nóng, luôn muốn bùng nổ xây dựng bất cứ lúc nào. Hiện đã có 14 tòa nhà cao tầng đang trong quá trình xây dựng, cùng 94 dự án khác đang chờ chực. Những cuộc xung đột vẫn đang xảy ra quyết liệt, chưa có ai nắm được quyền quyết định cuối cùng: những nhà bảo tồn hay nhà đầu tư.


Châu Á: Nền di sản truyền thống hay thuộc địa?

Giáo sư William Logan, từ Trường Đại học Deakin, Melbourne, Úc mang đến hội thảo những quan điểm khác nhau về di sản trong vùng Châu Á, lục địa già nhất nhưng có khối lượng di sản phong phú.

Trải dài trong lịch sử, Châu Á, trong đó có Việt Nam đã bị nhiều nền văn hóa thuộc địa. Đã có nhiều tranh cãi về vấn đề di sản truyền thống bản địa, và di sản do những nước xâm chiếm xây dựng và để lại, trong đó có nền văn hóa Châu Âu.


Cung điện Potala (Trung Quốc)

Việt Nam, Lào, Thái Lan, Hàn Quốc… là những quốc gia chịu ảnh hưởng bởi nhiều nền văn hóa, và cũng là những nước có tỷ lệ tăng trưởng dân số nhanh, tốc độ đô thị hóa bùng nổ. Những đô thị phát triển đang mở ra thu hút đầu tư từ bên ngoài vào nhanh chóng đã tạo ra xung đột trong kết cấu văn hóa địa phương và văn hóa du nhập, đặc biệt tại các đô thị có nhiều di sản.

Thêm nữa, đô thị di sản là những nơi có ngành công nghiệp du lịch phát triển mạnh cũng tạo ra sự đồng hóa văn hóa, tác động trực tiếp đến cảnh quan và văn hóa tín ngưỡng địa phương. Toàn cầu hóa cũng là một yếu tố làm biến mất dần những bản sắc truyền thống. Tại một số thành phố người dân đã từng đấu tranh nhằm giữ gìn những bản sắc văn hóa riêng của họ. 

Giáo sư William Logan cũng bày tỏ sự quan tâm về Hà Nội, thành phố chịu ảnh hưởng nhiều cả văn hóa Trung Quốc và Châu Âu, chủ yếu là Pháp. Ông đã phân tích kỹ những trường hợp xây dựng và công trình kiến trúc mang tính xung đột văn hóa và cảnh quan như những công trình cao tầng quanh Bờ Hồ, tượng đài Lý Thái Tổ, các kiến trúc Pháp và những công trình Việt Nam tiêu biểu như Chùa Một Cột, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Văn Miếu Quốc Tử Giám…

Ông nhấn mạnh Hà Nội là một thủ đô quốc gia, mang nhiều tầng nấc di sản, lịch sử của cả dân tộc Việt Nam, và là thành phố có giá trị toàn cầu. Ông lưu ý quy hoạch phát triển phải được đặt ra ở những chiến lược có tâm, trong đó cần cân nhắc kỹ đến những di sản quý mà Hà Nội hiện có.

Hoàng Hường

>> Cần một hành lang pháp lý cho việc bảo tồn di sản kiến trúc đô thị 

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo