Ashui.com

Tuesday
Mar 19th
Home Tương tác Góc nhìn Làng cổ Đường Lâm - địa danh cần bảo tồn

Làng cổ Đường Lâm - địa danh cần bảo tồn

Viết email In

Nếu coi phố cổ Hà Nội và phố cổ Hội An là bảo tàng lối sống đô thị, thì làng cổ Đường Lâm là bảo tàng của lối sống nông thôn, lối sống nông nghiệp. Qua những đợt khảo sát nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam và Cục Tài sản văn hóa Nhật Bản, Trường Đại học Showa - Tokyo đã xác định đây là địa danh mang giá trị đặc trưng của một ngôi làng Việt cổ cần bảo tồn.



Đường Lâm thời cổ vẫn tương ứng với địa bàn xã cùng tên hiện nay, bao gồm 9 làng nhỏ: Mông Phụ, Đông Sàng, Đoài Giáp, Cam Thịnh, Cam Lâm, Phụ Khang, Hà Tân, Hưng Thịnh và Văn Miếu thuộc thành phố Sơn Tây. Với diện tích 800,25ha, dân số 9337 người, làng cổ Đường Lâm giáp phường Phú Thịnh- Sơn Tây ở phía đông, giáp xã Cam Thượng phía tây, xã Thanh Kỳ và Xuân Sơn phía nam và tiếp giáp sông Hồng ở phía bắc.

Điều đặc biệt là tại làng này cho đến nay còn bảo lưu được khá nhiều ngôi nhà cổ mang đặc trưng nhà ở dân gian vùng châu thổ sông Hồng. Theo thống kê, hiện ở làng Mông Phụ có khoảng 100 nhà cổ, Cam Thịnh có 17, Đoài Giáp có 8, Phụ Khang có 13 nhà cổ tiêu biểu còn giữ được hầu như nguyên vẹn kiểu thức kiến trúc cổ kính. Đó là dạng nhà được tạo dựng bằng những vật liệu gỗ, đá ong và lợp ngói ri, với phần nội ngoại thất cũng còn giữ nguyên kiểu dáng ban đầu. Những ngôi nhà có niên đại trên 200 năm chiếm khoảng 5%, còn lại chủ yếu là nhà có niên đại dưới 100 năm. Hầu hết các nhà cổ ở đây đều có cổng, tường rào, sân, vườn, bình phong, nhà chính, nhà phụ, bếp, khu chăn nuôi...rất quen thuộc với các làng xưa ở Thăng Long- Hà Nội, nhưng hiện còn không nhiều lắm ở những nơi khác.


Cổng làng Mông Phụ - Đường Lâm

Từ những giá trị lịch sử văn hóa như vậy, việc xếp hạng di tích quốc gia Làng cổ Đường Lâm đã được xác định trọng tâm là làng Mông Phụ, nơi bảo tồn được nhiều nhà cổ tiêu biểu nhất. Đây có thể xem như một không gian sống truyền thống của cư dân nông nghiệp chư bị tác động nhiều của lối sống đô thị hóa. Đi dọc đường làng, vào lối xóm làng cổ bây giờ người ta bắt gặp những bức tường đá ong, tường gạch, những bóng cây lưu niên, cây cau trong vườn hòa nhập với cảnh quan thiên nhiên của một địa danh văn hóa mang vẻ đẹp đặc trưng của làng cổ vùng bán sơn địa, một bảo tàng sống có sức hấp dẫn lớn đối với khách tham quan du lịch trong tương lai khi được quan tâm đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị.

>> Kiến trúc nông thôn xưa, nay: trách nhiệm và những hành động... 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo