Ashui.com

Friday
Mar 29th
Home Tương tác Góc nhìn Minh bạch hóa thị trường bất động sản

Minh bạch hóa thị trường bất động sản

Viết email In

Thời gian qua, Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP.HCM đã tổ chức nhiều hội thảo để lấy ý kiến của các doanh nghiệp về các thông tư hướng dẫn thi hành các nghị định liên quan đến lĩnh vực địa ốc. Nhiều doanh nghiệp đã phát biểu thẳng thắn rằng, đến nay các vấn đề vướng mắc vẫn chưa được tháo gỡ.


Khách hàng tìm hiểu thông tin tại sàn giao dịch bất động sản (Ảnh minh họa: Lê Hồng Thái /TBKTSG)

Nhằm giúp thị trường BĐS có những bước phát triển mới, trong bối cảnh doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn về vốn, về thủ tục hành chính và những vấn đề khác liên quan đến mối quan hệ giữa chủ đầu tư với khách hàng mua nhà, đất.

Người viết đã có dịp tìm hiểu về thị trường BĐS Trung Quốc. Tại các thành phố lớn, điều tiên quyết mà chính phủ nước này đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước là phải áp dụng một số quy định để thị trường trở nên minh bạch hơn. Theo đó, chính quyền đều áp dụng giải pháp đấu giá "đất sạch" khi đầu tư xây dựng. Người dân trong khu vực bị giải tỏa đều được chính quyền cho phép trưng cầu cơ quan thẩm định giá để định giá nhà đất của mình và lấy đó làm căn cứ đền bù. Nếu có độ vênh giữa giá nhà đất do cơ quan thẩm định đưa ra và giá thị trường, khiến cho việc thương lượng giá gặp khó khăn thì chính quyền hoặc người dân sẽ trưng cầu thẩm định lại. Đồng thời với việc thỏa đáng về giá đền bù, chính quyền cũng sẽ xúc tiến nhanh các dự án tái định cư, sao cho người dân phải có chỗ ở mới khi di dời khỏi nơi ở cũ.

Đất "sạch" sẽ được đưa ra đấu giá, sau khi trừ đi phần đền bù và khoản chêch lệch do tái định cư (nếu có), khoản tiền còn lại chính quyền sẽ được đưa vào kiến thiết, xây dựng cơ sở hạ tầng. Các chủ đầu tư trúng đấu giá nhất thiết phải xây dựng đúng theo quy hoạch đã được phê duyệt. Điều khá thú vị là tại tất cả các dự án nhà ở, chính quyền buộc các chủ đầu tư phải niêm yết công khai tất cả các văn bản chính thức đã được phê duyệt như giấy phép xây dựng công trình, văn bản phê duyệt đầu tư, giấy phép cho bán nhà… Và đặc biệt là hầu như dự án nhà ở nào khi chủ đầu tư quyết định bán ra thị trường cũng đều phải niêm yết danh sách, hình ảnh và bằng cấp chuyên môn của các nhân viên bán hàng. Điều này nhằm hạn chế các tiêu cực nảy sinh trong quá trình giao dịch nhà ở và tạo điều kiện cho người dân có nhu cầu mua nhà đến đúng địa chỉ, liên hệ đúng người, loại bỏ được các tầng nấc trung gian trong việc mua bán nhà.

Ngoài ra, đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình, Trung Quốc cũng sử dụng mốc thời gian hợp lý cho các loại công trình khác nhau. Chẳng hạn với nhà ở, chính quyền chỉ cấp đồng loạt là có thời hạn sở hữu trong vòng 70 năm, các loại nhà hàng, khách sạn, tửu điếm thì được cấp cho phép sở hữu trong vòng 40 năm, thuê hoặc mua đất cho sản xuất công nghiệp là 50 năm… Sau thời hạn đó, tùy theo loại hình BĐS và vấn đề điều chỉnh quy hoạch, chính quyền có thể xem xét gia hạn hoặc từ chối gia hạn cho chủ sở hữu.

Trần Thanh Bình

>> Minh bạch hóa thị trường bất động sản - vẫn là một giấc mơ xa 

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo