Ashui.com

Tuesday
Sep 17th
Home Dự án Kinh tế / Pháp luật Giá nhà dọc tuyến Metro phía Đông đã tăng 75% sau 5 năm

Giá nhà dọc tuyến Metro phía Đông đã tăng 75% sau 5 năm

Viết email In

Chỉ trong 5 năm từ 2015 đến 2020 khi tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên có hình hài cụ thể, giá nhà đất các khu vực xung quanh dự án này đã tăng 75%, vượt ngưỡng tăng trung bình của thị trường.

Theo báo cáo chuyên đề của CBRE Việt Nam về sự hình thành "Thành phố phía Đông", thị trường nhà ở tại khu vực này sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng nguồn cung cũng như về giá trong thời gian tới. Nghiên cứu chỉ ra trong nửa thập niên trở lại đây, biến động giá bán căn hộ tại một số trục giao thông thuộc phía Đông TPHCM có biên độ tăng lớn hơn mức tăng trưởng bình quân của toàn thành phố.

Báo cáo này nhấn mạnh vai trò của những dự án cơ sở hạ tầng trọng yếu đang được xây dựng, tạo điều kiện kết nối thuận lợi giữa Thành phố Phía Đông và các khu vực khác trong TPHCM. Những công trình nổi bật có thể kể đến là tuyến Metro số 1 với tổng chiều dài 19,7 km bắt đầu từ trạm Bến Thành tại Quận 1 đến trạm cuối – Depot Long Bình – tại Quận 9 được dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2021, và dự án cầu Thủ Thiêm 2.


Giá nhà đất dọc tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã tăng mạnh trong thời gian qua.
(Ảnh: Lê Quân)

Kể từ khi tuyến Metro số 1 bắt đầu xây dựng vào năm 2012, rất nhiều dự án căn hộ và trung tâm thương mại đã được hình thành dọc theo tuyến tàu này, đặc biệt là trên tuyến đường Xa Lộ Hà Nội tại phường Thảo Điền, Bình An và An Phú thuộc Quận 2. Thủ Thiêm cũng là một trong những khu vực trọng tâm tại Thành phố Phía Đông với diện tích lên đến 657 hecta.

Trong giai đoạn 2015–2020, giá bán căn hộ cao cấp trên thị trường sơ cấp tại Quận 2 tăng trung bình 7,3% mỗi năm, vượt ngưỡng mức tăng trung bình của toàn thị trường. Mặc dù vậy thị trường căn hộ tại khu vực này vẫn còn nhiều tiềm năng tăng giá trong tương lai. Từ năm 2018, CBRE nhận thấy giá trên thị trường thứ cấp đã tăng đáng kể khi tuyến metro đang dần hoàn thiện, với mức giá chào bán lại cao hơn 25%-75% so với giá bán khởi điểm ban đầu.

Trong giai đoạn 2020-2025, nguồn cung chào bán mới tại Thành phố Phía Đông sẽ khá dồi dào, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 11,5%, tương đương 15.000 – 16.000 căn hộ mới mỗi năm, vượt trội tốc độ tăng trưởng nguồn cung tại khu Nam (4,6%) và khu Tây (5,3%) của TPHCM.

CBRE dự kiến thị trường cho thuê căn hộ dọc theo tuyến Metro số 1 sẽ trở nên sôi động hơn nhờ vào sự kết nối giao thông tiện lợi. Những khu vực đắc địa nằm gần trạm Metro tại Thành phố Phía Đông cũng sẽ thu hút các dự án căn hộ có thương hiệu (branded residences).

Theo Bà Đặng Phương Hằng, Tổng Giám đốc Điều hành của CBRE Việt Nam, nhận định: “Những dự án mới thuộc các trung tâm thương mại/khu dân cư đã được quy hoạch bài bản tại Thành phố Phía Đông sẽ được nhiều người mua săn đón và nhờ vậy đạt được mức giá bán cao hơn. Khu vực An Phú, Thủ Thiêm và Khu Công nghệ cao TP.HCM sẽ trở thành những khu vực trọng điểm. Với nguồn cung mới dồi dào trong tương lai, người mua và khách thuê ngày càng có thêm nhiều sự lựa chọn.”

Trong khi đó, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Cấp cao của CBRE Việt Nam, cũng nhận định thêm, người có nhu cầu ở thực và nhà đầu tư thứ cấp sẽ lựa chọn những dự án căn hộ dọc theo tuyến Metro tại Thành phố Phía Đông nhờ vào sự kết nối giao thông thuận tiện với các khu vực khác trong thành phố cũng như với khu vực trung tâm TPHCM.

“Tuy vậy, người mua nên cân nhắc thêm các yếu tố như tiếng ồn và tình trạng ùn tắc giao thông xung quanh trạm Metro, cũng như đặc biệt chú ý đến uy tín của chủ đầu tư, tình trạng pháp lý và tiến độ xây dựng của các dự án” bà Dung lưu ý.

Thành phố Thủ Đức đóng góp 1/3 GRDP của TPHCM

Sáng ngày 19/9, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã góp ý cho các đề án mô hình chính quyền đô thị tại TPHCM. Theo đề án được đưa ra lấy ý kiến tại hội nghị, Thành phố Thủ Đức sẽ có 8 trung tâm quan trọng gồm tài chính quốc tế; thể thao sức khỏe; công nghệ cao; trung tâm giáo dục; công nghệ sinh thái; khu đô thị Trường Thọ; trung tâm công nghệ sinh thái; cảng quốc tế Cát Lái.

Về nội dung thành lập Thành phố Thủ Đức, TPHCM sẽ lồng ghép vào đề án chi tiết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2019-2021.

Chính quyền TPHCM kỳ vọng vào việc thành lập Thành phố Thủ Đức sẽ giúp nơi đây thành hạt nhân của thành phố, từ đó tạo ra một cực tăng tăng trưởng mới thúc đẩy kinh tế. Cụ thể, Thành phố Thủ Đức sẽ đóng góp 1/3 tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TPHCM, tương đương khoảng 7% tổng sản phẩm nội địa (GDP) cả nước.

Ông Huỳnh Thanh Nhân, Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM cho biết, Thành phố Thủ Đức sẽ góp phần thiết lập chuỗi giá trị gia tăng trên nền tảng công nghệ cao, hạ tầng kỹ thuật và xã hội điện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, hỗ trợ tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp vươn tầm quốc tế. Do đó, Thành phố Thủ Đức cần 1 bộ máy, quản lý hành chính nhà nước đảm bảo thống nhất, hiệu quả.


(Nguồn: CBRE)

(Thời báo Kinh tế Sài Gòn)


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 2621 khách Trực tuyến

Quảng cáo