Ashui.com

Saturday
Nov 02nd
Home Cộng đồng Thiết kế / Sáng tạo Thiếu nhân lực "số hóa di sản"

Thiếu nhân lực "số hóa di sản"

Viết email In

Đòi hỏi lượng lớn người có trình độ cao cả về đồ họa, vi tính, kiến thức lịch sử đang là khó khăn lớn nhất trong thực hiện dự án nhằm tái hiện, lưu giữ hình ảnh các di sản văn hóa ở Việt Nam.

Truy cập vào một cổng thông tin điện tử, người xem có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh Hoàng thành Thăng Long, Cố đô Hoa Lư… cùng nhiều di sản văn hóa của Việt Nam theo mô hình 3D.

Đây là mục tiêu của Dự án “Hệ thống Thông tin điện tử văn hoá - xã hội” do Trung tâm Công nghệ thông tin (Bộ VH-TT-DL) triển khai, dự kiến hoàn thành trong 5 năm tới.

Theo tiến sĩ Lê Quang Minh, Viện Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia Hà Nội), khi hoàn thành, dự án này sẽ giúp cho việc bảo tồn, bảo tàng, trùng tu di tích một cách dễ dàng.

  • Ảnh bên : Văn Miếu - Quốc tử giám sẽ được số hóa đầu tiên trong dự án số hóa di sản (Ảnh: Nguyễn An)

Còn theo ông Mai Linh, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin (Bộ VH-TT-DL), ngoài việc nhằm lưu giữ tài nguyên văn hoá, dự án còn có tác dụng rất lớn trong quảng bá hình ảnh văn hoá đặc sắc của Việt Nam.

Ông Linh cho biết, những di sản đầu tiên được số hóa sẽ là các công trình kiến trúc của Hà Nội xưa như Văn miếu Quốc tử giám, Hoàng thành Thăng Long, sau đó là các di sản ở khắp các địa phương trên cả nước. “Không chỉ lưu giữ hình ảnh các di sản vật thể dưới dạng 3D, dự án trên sẽ số hóa các di sản phi vật thể như hát chèo, hát quan họ... ”, ông Linh cho biết thêm.

Khó khăn lớn nhất để hoàn thành dự án, theo tiến sĩ Minh, là thiếu nhân lực. “Việc số hóa một di tích lịch sử văn hóa lớn đòi hỏi rất nhiều nhân lực trình độ cao, trong khi đó Viện Công nghệ thông tin chỉ có thể cung cấp về mặt công nghệ, tham gia vào một số khâu như tư vấn, giám sát. Việc triển khai thực sẽ cần sự hợp tác với nhiều cơ quan khác”, tiến sĩ Minh cho biết.

Thiếu kỹ thuật, thiết bị tiên tiến cũng là một trở ngại không nhỏ. Với một vật thể nhỏ, việc sao chụp để lưu giữ dưới dạng 3D khá dễ dàng vì chỉ cần loại máy quét thông thường.

Tuy nhiên, với các vật thể lớn, đặc biệt với một quần thể kiến trúc trong một không gian lớn, việc dựng khung 3D khó hơn nhiều. Để làm được điều này, theo ông Minh, nhóm thực hiện sẽ phải dùng công nghệ GPS để định vị các tọa độ; chụp ảnh vật thể rất nhiều lần từ nhiều góc độ.

Ngoài ra, nhóm thực hiện sẽ có thể phải dùng công nghệ quét laser để có thể quét bề mặt, sau đó lập trình để tương tác với khối hình ảnh không gian 3 chiều.

Việc sử dụng công nghệ số để bảo tồn văn hóa vẫn còn khá mới ở Việt Nam. Tôi hy vọng, sau khi dự án kết thúc, ngoài việc có được sản phẩm tốt, chúng ta sẽ còn có thêm một đội ngũ chuyên nghệp, thông thạo cả về đồ họa 3D cũng như kiến thức lịch sử”, ông Linh nói.

Ngọc Nhiên

>> “Số hóa” không gian di tích 

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Hiện có 2162 khách Trực tuyến

Quảng cáo