Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra hiện nay là số lượng kiến trúc sư rất nhiều nhưng chất lượng đáp ứng nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp thì không nhiều. Đối với các nhà tuyển dụng, kiến trúc sư mới ra trường để trở thành một kiến trúc sư thật sự, có thể làm chuyên môn tốt còn cần rất nhiều thời gian để hòa nhập và làm được việc. Gần 100% doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng phải bỏ kinh phí hoặc mất thời gian đào tạo lại cho kiến trúc sư mới ra trường. Đó cũng chính là lý do tại sao doanh nghiệp, các đơn vị tuyển dụng thờ ơ với sinh viên mới ra trường?
Là sinh viên kiến trúc, trong cùng một môi trường học tập, hầu hết các bạn sinh viên đều chưa định hướng rõ rệt sau này công việc mình định làm là gì. Trong thực tế, sinh viên kiến trúc ra trường sẽ có nhiều hướng đi khác nhau:
- Kiến trúc sư nghiên cứu: Nghiên cứu viên (làm cho các viện nghiên cứu, các tổ chức nghiên cứu, các trường cao đẳng, đại học)
- Kiến trúc sư chủ trì thiết kế, triển khai bản vẽ: Làm công ăn lương (làm cho các doanh nghiệp)
- Kiến trúc sư quản lý dự án
- Tự thành lập doanh nghiệp
Kiến thức
Dù làm việc theo định hướng nào, công việc thực tế đều đòi hỏi khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn đã học vào công việc thực tiễn, khả năng tự nghiên cứu phát huy tính sáng tạp chủ động trong công việc. Kiến thức chuyên môn cơ bản của chuyên ngành kiến trúc có thể chia làm 2 loại:
- Kiến thức cứng (mang tính quyết định): nắm vững các nguyên lý thiết kế, nguyên ký cấu tạo để thiết kế các công trình kiến trúc, quy hoạch; đọc, hiểu và triển khai ý đồ, bản vẽ kỹ thuật đúng, đầy đủ, chính xác theo quy định (đặc biệt cần đối với kiến trúc sư chủ trì và triển khai thiết kế);
- Kiến thức mềm (mang tính bổ trợ): vật lý kiến trúc, hình họa, kinh tế xây dựng, kỹ thuật điện, nước …
Trong công việc thực tế, kiến trúc sư nắm giữ vai trò khá quan trọng, vừa chủ trì về kiến trúc (quy hoạch) vừa khớp nối các bộ môn khác (điện, nước, kết cấu…) với nhau nên kiến thức mềm luôn đóng vai trò bổ xung, hỗ trợ cho kiến trúc sư trong nghề nghiệp, giúp kiến trúc sư sáng tạo, và chủ động hơn trong công việc.
Kỹ năng
Trong thời đại phát triển hiện nay, khi nền kinh tế tri thức được đề cao, các kỹ năng làm việc luôn được đề cao vì chúng mang tính hỗ trợ và quyết định sự thành công trong công việc của mỗi kiến trúc sư. Các kỹ năng hỗ trợ chuyên môn cho kiến trúc sư bao gồm:
- Kỹ năng cứng: khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm tin học chuyên ngành: autocad, photoshop, 3D MAX, corel draw, powerpoint…
- Kỹ năng mềm: kỹ năng thuyết trình báo cáo; kỹ năng tư duy, quan sát , sáng tạo, chủ động trong công việc, kỹ năng làm theo nhóm, khả năng quản lý công việc; kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp.
Kỹ năng cứng ở đây là yêu cầu tối thiểu cho một kiến trúc sư mới ra trường. Hiện nay, 100% các doanh nghiệp, các đơn vị tuyển dụng yêu cầu kiến trúc sư khi làm việc phải thành thạo các phần mềm autocad, photoshop, 3D MAX. Có thể nói đây là điều kiện tiên quyết để được tuyển dụng.
Đặc biệt, ngành kiến trúc là một ngành đặc thù chuyên về hoạt động tư vấn, việc giao dịch, thuyết trình dẫn tới thuyết phục các khách hàng, các chủ đầu tư, các sở ban ngành liên quan. Các kỹ năng mềm giúp các kiến trúc sư nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu công việc, đảm bảo được khả năng thành công của dự án và khả năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Thái độ làm việc
Trong bất cứ một công việc nào dù nhỏ hay lớn, thái độ làm việc phản ánh rất nhiều năng lực và tính cách của mỗi cá nhân. Thái độ làm việc khi mới tham gia công việc cần nhất là tính chuyên nghiệp cao, được thể hiện qua tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, không ngại khó, dám chịu trách nhiệm của mỗi kiến trúc sư.
Thái độ làm việc trước hết quyết định sự thành công của chính công việc được giao và sau đó quyết định sự thành công (vị trí, mức lương) trong công việc của chính các kiến trúc sư.
Mỗi sinh viên kiến trúc khi đã chuẩn bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc phù hợp dù có làm việc trong môi trường nào, công việc nào, đúng chuyên ngành hay phải làm trong một vị trí không phù hợp thì những tiêu chí này vẫn là những chìa khóa quan trọng dẫn đến thành công cho bất kỳ sinh viên kiến trúc nào trong tương lai.
ThS.KTS. Nguyễn Thị Vân Hương - Bộ môn Kiến trúc công nghiệp - Khoa kiến trúc và quy hoạch - ĐHXD
Lời bình
Bạn có bằng tiến sĩ toán nhưng bạn đi bán phở thì bạn có xứng đáng xưng danh tiến sĩ toán hay không? Vâng, đúng là bạn có bằng kiến trúc sư, nhưng bạn làm cái gì ? Tôi biết rất nhiều trường hợp, mà tôi kể ra chắc chắn các bạn sẽ thấy đó là những người xung quanh các bạn. Kiến trúc sư quy hoạch, đi làm nội thất. Kiến trúc sư thủ khoa đồ án bệnh viện, đi quảng cáo cho hãng sơn, Kiến trúc sư thủ khoa đồ án nhà cao tầng , đi vẽ 3D.... Kiến trúc sư 3D ? Cái từ này nghe sao mà buồn cười quá! Vẽ 3D thì gọi là Hoạ Viên chứ KTS 3D là nghề gì ? Lại còn có cả KTS CAD ??? Hiện tôi chưa nghe nói có chức danh KTS Revit, KTS Sketchup nhưng chắc tương lai cũng có thôi. Rồi còn có cả KTS điện nước ?! Các bạn ăn cả việc của bên kĩ sư hay sao?
Cái tai hại của giáo dục kiến trúc trong nước là muốn biến các SV thành robot toàn năng, cái gì cũng biết mà thực sự không sâu về cái gì. Nói đơn giản là 3D thôi, các bạn có nghĩ rằng vài buổi học lõm bõm ngoài giờ của các bạn, có đấu lại những hoạ viên chuyên nghiệp được đào tạo bài bản 2-3 năm , họ mời cả những chuyên gia của Autodesk về đứng lớp, không đâu xa xôi, ngay cạnh những quốc gia nghèo nàn lạc hậu hơn VN như Cambodia , Philippines... Đó là tôi chỉ ví dụ 1 phần mềm cụ thể như 3dsmax, còn các kiến thức chuyên môn, bạn nghĩ rằng đủ loại kiến thức từ thi công đến vật liệu, từ điện nước tới dự toán , hầm bà lằng đủ thứ của các bạn sẽ khiến bạn ngon lành hơn 1 người chỉ biết 1 chuyên môn và cực kì sâu trong chuyên môn ấy ??? Các cụ có câu "1 nghề cho chín còn hơn 9 nghề".
Tôi đọc những mẩu chuyện than thở về nghề của các bạn trẻ mới ra trường, các bạn ko tôn trọng nghề của các bạn, ko tôn trọng tấm bằng các bạn có trong tay, ko tôn trọng kiến thức học trong 5 năm trời.... thì đừng mong các nhà tuyển dụng tôn trọng bạn.
Tôi xin mạn phép có 1 lời khuyên cho các bạn KTS trẻ, khi nhà tuyển dụng nào đó yêu cầu bạn làm những việc không chính danh KTS , thì : 1 là bạn đừng xưng là KTS nữa, 2 là hãy nói KHÔNG với các nhà tuyển dụng ấy.
Đơn giản như vậy thôi.
Kiến trúc sư ko biết kết cấu, điênj nước, thi công, vật liệu ra sao thì b gọi là KTS chăng?... có chăng b chỉ là "nhà tke" kgian cho đẹp mà ko quan tâm đến các vấn đề khác sao cho đáp ứng cdt, gquyet các rắc rối trong quá trình thi công phát sinh.
Còn tư tưởng đào tạo bài bản ở nc ngoài và tư tưởng tự học trong nước theo m ko nên so sánh, họ đc đào tạo chuyên nghiệp qua trường lớp thì cũng có ng này ng kia, tất nhiên khoa học kĩ thuật bên họ phát triển hơn nhưng cũng ko nên đánh đồng vs tư tưởng tự học của bên m, b có biết hiện tại nc ngoài đang thuê rât nhiều họa viên ở VN vì chi phí rẻ mà chất lượng cũng ko thua kém gì nhiều các họa viên bên nc ngoài....
Nhung những gì b phản ánh môi trường xây dựng ở Vn như vậy cũng ko có gì sai, những ng làm trái nghề rất nhiều làm suy giảm nền KT nc nhà và cũng ảnh hưởng đến tình hình thị trường rất nhiều khiên nhiều KTs fai chuyển nghề...
Thân!
dạ em cũng có thắc mắc như bạn #tsv phan, mong mấy anh chị gợi ý với ạ! Em cảm ơn!
tin bình luận RSS của chủ đề này