Ashui.com

Tuesday
Apr 30th
Home Tin tức Thế giới Hội nghị COP28: Các bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung

Hội nghị COP28: Các bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung

Viết email In

Đây không phải lần đầu tiên một hội nghị của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu không thể về đích đúng hẹn.

Hội nghị của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP28) ngày 12/12 đã không thể kết thúc theo đúng lịch trình đề ra. Các bên đàm phán vẫn bế tắc trong việc thống nhất cho một thỏa thuận cuối cùng của Hội nghị.


Hội nghị COP28
(Ảnh: Reuters)

Nước chủ nhà, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã quyết định kéo dài hội nghị với thời hạn không xác định cho tới khi nào các bên tìm được tiếng nói chung cho một thỏa thuận.

Bất đồng xoay quanh 31 từ trong dự thảo thỏa thuận được nước chủ nhà Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất đệ trình, trong đó kêu gọi “giảm tiêu thụ, sản xuất nhiên liệu hóa thạch một cách công bằng, có trật tự để đưa mức phát thải ròng về 0 trước năm 2050 dựa theo khoa học”.

Nước chủ nhà Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất và một số quốc gia gọi đây là một dự thảo lịch sử, khi lần đầu tiên một dự thảo thỏa thuận của COP mới nhắc được đến việc cắt giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên nhóm các nước phương Tây, dẫn đầu là Australia, Mỹ, Anh, Canada cùng Nhật Bản đã chỉ trích mạnh mẽ dự thảo thỏa thuận này. Các nước này yêu cầu thỏa thuận phải nhắc đến việc dần loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, chứ không chỉ là giảm bớt.

Theo nghiên cứu của Liên hợp quốc, để thế giới có thể đạt được mục tiêu giữ mức tăng nhiệt toàn cầu vào cuối thế kỷ này không quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, thì lượng tiêu thụ than đá sẽ phải giảm 95%, tiêu thụ dầu mỏ giảm 60%, trong khi tiêu thụ khí đốt giảm 45%.


(Ảnh: Reuters)


(Ảnh: zurich.com)

Đây không phải lần đầu tiên một hội nghị của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu không thể về đích đúng hẹn, cho thấy tính phức tạp của các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu, nhưng mặt khác, theo nước chủ nhà Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, ngay từ trước khi đưa ra dự thảo văn bản thỏa thuận, họ đã biết sẽ có những sự phân cực, nhưng qua đó cũng để hiểu được lằn ranh đỏ trong quan điểm của các bên về chống biến đổi khí hậu. Từ đó tìm ra được một giải pháp phù hợp với lợi ích của tất cả các bên, cũng như lợi ích chung toàn cầu.

Anh PhươngPhóng viên Truyền hình Việt Nam tại Trung Đông

(VTV)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo