Ashui.com

Wednesday
Nov 06th
Home Dự án Kinh tế / Pháp luật Tìm "chủ" cho 6 khu đất "vàng"

Tìm "chủ" cho 6 khu đất "vàng"

Viết email In

 TP.HCM sẽ tổ chức đấu thầu 6 khu đất ở vị trí đắc địa để tạo nguồn thu cho ngân sách và nhằm thay đổi bộ mặt về cơ sở hạ tầng. UBND TPHCM vừa lên danh sách 6 khu đất “vàng” có giá trị hàng chục ngàn tỉ đồng để đưa ra đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án.

Hàng trăm nhà đầu tư ngắm nghía

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết hiện có hàng trăm nhà đầu tư đang nhắm đến 6 khu đất khá lớn vừa được UBND TPHCM công khai. Trong đó được quan tâm nhiều nhất là khu đất góc đường Nguyễn Du - Đồng Khởi - Lý Tự Trọng (quận 1, hiện một phần là trụ sở của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch) với 66 nhà đầu tư muốn tham gia.

Khu Bình Quới - Thanh Đa (quận Bình Thạnh) với 17 nhà đầu tư. Tiếp đến là khu Long Trường (quận 9) với 12 nhà đầu tư. Các khu đất “vàng” khác như: khu đất chợ Dân Sinh (quận 1); khu đất góc đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa-Huỳnh Thúc Kháng (quận 1) và khu đất số 462-464 Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3) cũng đang “hút” hàng chục nhà đầu tư muốn tham gia dự thầu.



Cần triển khai sớm dù chờ hành lang pháp lý

Trước đây, TPHCM cũng đã thí điểm đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho hai khu đất “vàng”: khu tam giác Trần Hưng Đạo - Phạm Ngũ Lão - Nguyễn Thái Học (quận 1) và dự án khu chợ Văn Thánh (quận Bình Thạnh). Tuy nhiên, ít ai có thể lường trước được những phát sinh khiến dự án chậm triển khai, gây lãng phí.

Các khu đất dự kiến đấu thầu:

1. Khu đất góc đường Nguyễn Du - Đồng Khởi - Lý Tự Trọng (quận 1): diện tích 9.700 m2.

2. Khu đất chợ Dân Sinh (quận 1): diện tích 11.452 m2.

3. Khu đất góc đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Huỳnh Thúc Kháng (quận 1): diện tích 4.474 m2.

4. Khu Bình Quới - Thanh Đa (quận Bình Thạnh): diện tích 426,93 ha.

5. Khu Long Trường (quận 9): diện tích 361 ha.

6. Khu đất số 462-464 Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3).  

Cụ thể là dự án “tam giác vàng” Trần Hưng Đạo - Phạm Ngũ Lão - Nguyễn Thái Học, sau hơn một năm nhà thầu liên danh Thái Sơn được công bố trúng thầu, song hiện nay dự án vẫn không thể triển khai các bước tiếp theo do những tranh cãi về pháp lý. Vì thế, 1.900 tỉ đồng mà nhà đầu tư cam kết đóng góp cho ngân sách TP để xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ dân sinh buộc phải “treo” lại.

Chưa hết, việc liên danh Thái Sơn có được tiếp tục thực hiện dự án hay phải hủy kết quả đấu thầu hiện còn phụ thuộc vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ bởi kết quả thanh tra của Thanh tra Chính phủ cho thấy quá trình thực hiện đấu thầu còn nhiều sai sót. 

Dù khá nóng lòng tìm bước đột phá cho ngân sách cũng như tạo những công trình làm điểm nhấn cho bộ mặt TP nhưng trước những “vấp váp” đã xảy ra, các cơ quan chức năng TPHCM đành phải chờ một hành lang pháp lý an toàn hơn. Cụ thể là kết luận chính thức về quá trình thực hiện thí điểm đấu thầu hai dự án trên từ Thủ tướng Chính phủ. Tiếp đến là thông tư hướng dẫn thực hiện đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư các dự án gắn với việc sử dụng, kinh doanh các quỹ đất của Nhà nước do Bộ Kế hoạch-Đầu tư soạn thảo nhưng chưa được ban hành.

Tuy nhiên, trong văn bản gởi UBND TPHCM, ông Thái Văn Rê, Giám đốc Sở Kế hoạch-Đầu tư TPHCM, cho rằng việc tổ chức đấu thầu các khu đất là chủ trương xã hội hóa giúp khai thác tối đa tiềm năng của nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm thay đổi bộ mặt về cơ sở hạ tầng cho TP nên cần thiết phải sớm triển khai.

Do đó, Sở Kế hoạch-Đầu tư kiến nghị UBND TP sớm có ý kiến chỉ đạo cụ thể về thứ tự ưu tiên trong danh mục 6 dự án chuẩn bị kêu gọi đấu thầu, đồng thời giao chủ tịch UBND quận, huyện nơi các khu đất dự kiến đấu thầu phải tiến hành xây dựng phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư sơ bộ...


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 1758 khách Trực tuyến

Quảng cáo