Ashui.com

Wednesday
Oct 09th
Home Dự án Kinh tế / Pháp luật Vì sao gần 3 năm có Luật nhưng dự án PPP chỉ đếm trên đầu ngón tay?

Vì sao gần 3 năm có Luật nhưng dự án PPP chỉ đếm trên đầu ngón tay?

Viết email In

Mặc dù hệ thống khung pháp lý cho các dự án PPP đã bước đầu được hình thành, tuy nhiên thể chế PPP vẫn chồng chéo trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật…

Đó là những đánh giá được đưa ra tại hội thảo công bố báo cáo “Đầu tư theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam hiện nay: Rào cản và giải pháp” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 9/11.


Dự án đầu tư nâng cấp cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ được triển khai theo hình thức PPP.

Ông Nguyễn Tiến Huy, Giám đốc Văn phòng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững (VCCI) cho rằng phương thức hợp tác công-tư (PPP) là một hình thức hợp tác tiên tiến và hiệu quả trong việc huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân cho các dự án phát triển kinh tế, xã hội.

PPP giúp khắc phục được vấn đề thiếu hụt vốn đầu tư của nhà nước, hỗ trợ cho những khoản đầu tư cần cấp vốn mà không phải gia tăng nợ của chính phủ ngay ở bước khởi đầu.

Sự tham gia của tư nhân vào các dự án và cung cấp sản phẩm, dịch vụ mang lại hàng loạt lợi ích như: thực hiện tốt hơn, tầm bao phủ rộng hơn và tính bền vững cao hơn nhờ vào hiệu quả đạt được với năng lực quản lý, sự năng động, sáng tạo và khả năng định hướng theo yêu cầu của khách hàng, khả năng thu hồi chi phí cao hơn và việc nhạy bén trong sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của khu vực tư nhân.

Việc chuyển giao rủi ro, trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện cho đối tác tư nhân tạo điều kiện cho Nhà nước tập trung vào tăng cường hiệu quả chức năng quản lý, lập kế hoạch và giám sát, từ đó góp phần đẩy mạnh phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cung cấp các dịch vụ công cộng và sử dụng một cách tối ưu các nguồn lực xã hội.

Mặc dù vậy, theo ông Huy, hệ thống khung pháp lý cho các dự án PPP đã bước đầu được hình thành, nhưng thể chế PPP vẫn chồng chéo trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật.

Nhiều thủ tục cụ thể trong quá trình triển khai dự án PPP cũng chịu sự điều chỉnh của các Luật khác nhau như Luật Ngân sách nhà nước (đối với việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước tham gia dự án PPP), Luật đầu tư công (vốn đầu tư công trong dự án PPP), Luật Doanh nghiệp (hoạt động của doanh nghiệp dự án), Luật Xây dựng (thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán), Luật Quản lý nợ công (vốn vay ODA sử dụng trong dự án PPP)…

Ngày 18/6/2020, Quốc hội ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, tiếp theo đó là các Nghị định số 28 và 35 năm 2021 đưa ra những quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành Luật, quy định về quản lý nhà nước, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư theo phương thức PPP.

Luật đã quy định cụ thể về lĩnh vực đầu tư với 5 lĩnh vực thiết yếu; quy mô đầu tư; phân loại dự án PPP; hội đồng thẩm định dự án; vốn nhà nước trong dự án PPP; lựa chọn nhà đầu tư; cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu; huy động vốn của doanh nghiệp dự án; kiểm toán Nhà nước đối với dự án và 7 loại hợp đồng PPP.

Cho đến nay, sau hơn 2 năm có hiệu lực, vì nhiều quy định ở Luật là chưa có tiền lệ, nên các bên tham gia PPP còn mất nhiều thời gian để thống nhất cách hiểu và thận trọng trong triển khai.

Ngay trong Kỳ họp 6, Quốc hội khóa XV đang diễn ra, nhiều đại biểu quốc hội cũng nhận thấy và kiến nghị tại nghị trường, đó là: Mô hình PPP ở nước ta đã khá thành công với các dự án điện, cung cấp nước sạch, cảng hàng không, nhưng khi áp dụng với các dự án đường bộ hay y tế hay đăng kiểm... thì còn nhiều bất cập.

Việc một số dự án thành phần trong dự án cao tốc Bắc – Nam không thể thu hút đầu tư PPP mà phải chuyển sang đầu tư công là những minh chứng cụ thể...  dẫn tới những đề xuất việc thí điểm tăng tỷ trọng vốn Nhà nước tham gia dự án PPP.

Cũng tại hội thảo, nhiều ý kiến luật sư cho rằng gần 3 năm có Luật nhưng dự án PPP lại đếm trên đầu ngón tay. Nguyên nhân từ những rào cản pháp lý. Rào cản lớn nhất chính là tính không đầy đủ, không đồng bộ. Rào cản về năng lực thực thi, nhận thức của chính quyền địa phương về PPP kém…

Vì vậy, theo luật sư Dương Đăng Huệ, Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật kinh tế - dân sự, Bộ Tư pháp cho rằng cần thúc đẩy tháo gỡ về mặt chính sách. Luật PPP và hệ thống các văn bản pháp lý có liên quan cần được sửa đổi để khắc phục các vấn đề cản trở đầu tư tư nhân.

Vũ Khuê

(VnEconomy)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 2706 khách Trực tuyến

Quảng cáo