Ashui.com

Wednesday
May 01st
Home Tương tác Góc nhìn Dự thảo Luật Thủ đô: Thuận cho chính quyền, khó cho dân

Dự thảo Luật Thủ đô: Thuận cho chính quyền, khó cho dân

Viết email In

Được chuẩn bị từ năm 2009, dự kiến thông qua tại Quốc hội (QH) khóa XII, tuy nhiên, dự án Luật Thủ đô với hàng loạt chế định mang tính đặc quyền đã bị QH bác không thông qua. Sau hơn 2 năm chỉnh lý, bổ sung, ngày 26/10, dự án Luật Thủ đô tiếp tục được trình QH khóa XIII với những nội dung không thay đổi nhiều so với dự thảo luật từng bị bác. 

Hàng loạt các chế định về hạn chế nhập cư, nâng mức phí, mức xử phạt (không quá hai lần mức phạt tối đa do Chính phủ quy định)... tiếp tục gây nên sự phản ứng từ nhiều phía. Nhiều ý kiến cho rằng “chưa rõ đặc thù chỉ thấy đặc quyền”; trái luật cư trú; nhiều điều trong dự án luật này “đứng trên luật” khác.  

  • Ảnh bên: Hạ tầng giao thông Thủ đô luôn quá tải (Ảnh: Giang Huy) 

Lý do để Chính phủ và UBND TP.Hà Nội tiếp tục trình ra QH dự luật thủ đô là cho rằng sự phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô chưa tương xứng với vị thế thủ đô tiêu biểu cho cả nước. Còn nhiều vấn đề bất cập trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội chưa được giải quyết có hiệu quả như công tác quy hoạch, quản lý đô thị chưa theo kịp yêu cầu phát triển; tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh, trong khi cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập; tình trạng ô nhiễm môi trường; nạn ách tắc giao thông; sự xuống cấp của cảnh quan đô thị; tình trạng tăng dân cư tự phát đã gây sức ép lớn đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở khu vực nội thành. Việc ban hành Luật Thủ đô để tạo cơ sở cho thủ đô phát triển đúng tầm vóc trong tương lai là hết sức cần thiết. 

Có lẽ vì lý do đó, dự luật Thủ đô quy định chế tài riêng, đặc biệt, dành quyền quyết định cho HĐND TP.Hà Nội tự ban hành các biện pháp thu hồi đất, giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên cả dự luật lẫn báo cáo thẩm tra đều không nêu rõ biện pháp này là biện pháp gì? Dự luật cũng quy định HĐND TP.Hà Nội được quy định mức thu phí ở nội thành cao hơn, nhưng không quá 2 lần so với mức thu do Chính phủ quy định đối với một số khoản thu phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND TP trong lĩnh vực giao thông vận tải. Đây là một quy định riêng, chỉ Hà Nội mới có, cho dù việc bức xúc về giao thông không phải chỉ riêng Hà Nội mới xảy ra. Nếu so sánh với các thành phố khác như TPHCM thì cư dân Hà Nội phải chịu thiệt thòi hơn hẳn trong khi đó họ cũng không được tạo điều kiện gì hơn so với sống ở các thành phố khác. Hơn thế, dự thảo luật quy định HĐND TP.Hà Nội được quy định mức phạt tiền cao hơn, nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt tối đa do Chính phủ quy định đối với các hành vi vi phạm hành chính tương ứng trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng. Đối với việc đăng ký thường trú trên địa bàn Hà Nội, dự luật cũng đã quy định những điều kiện đăng ký chặt hơn so với Luật Cư trú nhằm hạn chế việc nhập cư về Hà Nội. 

Có thể nói với những quy định như vậy dự luật Thủ đô đã có những điều “đứng trên luật” so với những bộ luật khác. Theo nhiều ý kiến ĐB được Báo Lao Động đặt câu hỏi trong sáng 26.10 thì dự luật này nếu được ban hành sẽ thuận lợi hơn cho chính quyền Hà Nội trong việc quản lý xã hội, dân cư trên địa bàn mà chưa thấy hứa hẹn điều gì tốt đẹp hơn cho người dân Hà Nội. 

Sơn Đà 

Một số điểm mới của dự luật 

Ngoài việc đáp ứng các quy định của Luật Cư trú, dự luật thủ đô yêu cầu: Công dân được đăng ký thường trú tại nội thành phải có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở và đã tạm trú liên tục tại chỗ ở đó từ 3 năm trở lên; nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú. 

So với dự thảo đã trình QH khoá XII - 2 vấn đề mà nhiều đại biểu QH khóa XII chưa đồng tình cao đều được hủy bỏ. Đó là: Quy định phân bổ mức chi ngân sách cao hơn các địa phương khác; cho phép thủ đô được sử dụng toàn bộ khoản thu ngân sách T.Ư vượt dự toán. 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo