Ashui.com

Wednesday
Oct 09th
Home Cộng đồng Sinh viên Chàng sinh viên kiến trúc thiết kế nhà ở ứng phó biên đổi khí hậu

Chàng sinh viên kiến trúc thiết kế nhà ở ứng phó biên đổi khí hậu

Viết email In

Tác phẩm “Nhà ở đa năng – Bán di động” của sinh viên Nguyễn Ích Thắng, lớp 52KD3 (khoa Kiến trúc và Quy hoạch, trường Đại học Xây dựng), đã đoạt giải nhất cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo ngôi nhà đa mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu” do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức vừa qua.


Sinh viên Nguyễn Ích Thắng nhận giải thưởng từ Ban tổ chức Cuộc thi



Tóm tắt ý tưởng

Ngôi nhà được thiết kế gồm 2 phần:

Phần 1: Là phần cố định. Giữ chức năng chính của 1 ngôi nhà là phần không gian sinh hoạt chính.

Phần 2: Là phần di động, sẽ nổi lên theo chiều đứng nổi lên theo lũ, phần này là nơi ở cho con người khi thiên tai xảy ra, mà cụ thể là lũ lụt. Phần này được thiết kế cung cấp nước sạch và rau xanh cho người ở trong những ngày lũ ngắn ngày, ứng phó nhanh và tại chỗ với lũ xảy ra nhanh.

Hai bên là diện tích của hai phao 1 là sử dụng cho người sinh hoạt, một bên là sử dụng để nuôi thả vật nuôi trong những ngày lũ đồng thời 2 phao này cũng giữ cho phần di động ổn định hơn không bị rung lắc khi nổi trên mặt nước.

Vật liệu xây dựng là vật liệu địa phương, thân thiện với môi trường , dễ thi công, thi công nhanh, có thể dùng nhân công tại địa phương. An toàn trong bão lũ vì tính liên kết của khối nhà rất cao.

Ý tưởng của Nguyễn Ích Thắng được đánh giá có tính khả thi cao và khi được đưa vào thực tế sẽ giúp người dân vũng lũ giảm bớt được thiệt hại về người, tài sản và vật nuôi trong mùa mưa bão. Sinh viên Nguyễn Ích Thắng hiện đang thực tập tại Viện Quy hoạch và Kiến trúc đô thị (UAI) và dưới sự quản lý của Bộ môn Quy hoạch, Đại học Xây dựng.

Tấm lòng với bà con vùng lũ

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê thuần nông xã Liên Hồng (huyện Đan Phượng, Hà Nội), nằm gần sông Hồng nên ngay từ lúc còn nhỏ, Thắng đã chứng kiến những đợt lũ nhanh tràn vào nhà cửa, cuốn trôi tài sản, phá hủy mùa màng. Bởi vậy, chàng sinh viên này luôn thấu hiểu được sự mất mát của bà con vũng lũ lụt mỗi khi mùa mưa bão về.

Thắng chia sẻ, hằng năm, nhìn thấy người dân miền Trung phải vật lộn với những cơn đại hồng thủy nhấn chìm xóm làng nhà cửa, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, người dân trắng tay sau mỗi đợt mưa lũ. Rồi hình ảnh những ánh mắt thất thần, kinh hãi của bà con vùng lũ luôn thôi thúc Thắng thiết kế những ngôi nhà ở tránh lũ.

“Nhà ở đa năng – Bán di động” do em thiết kế chính là cái tâm, là tấm lòng với bà con vùng lũ. Em mong muốn ý tưởng của mình sớm được đưa vào thực tế, giúp bà con nghèo giảm bớt thiệt hại khi thiên tai đến”, Thắng tâm sự.

Thắng cho biết thêm, thực ra ý tưởng xây dựng nhà ở chống lũ đã được ấp ủ từ lâu. Chính những chiếc lồng nuôi cá trên sông Hồng đã giúp Thắng thiết kế ngôi nhà ở bằng tre để ứng phó với mưa bão, lũ lụt.

Đến khi Bộ Tài guyên và Môi trường phát động cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo ngôi nhà đa mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu”, Thắng đã nhanh chóng bắt tay vào thực hiện ý tưởng. Để hoàn thành bản vẽ, Thắng phải mất hơn một tuần miệt mài làm việc trên máy vi tính, rất nhiều lần đã vẽ xong nhưng lại xóa đi vì thấy chưa ứng ý. Sau nhiều đêm thức trắng, quên cả ăn, cuối cùng tác phẩm “Nhà ở đa năng – Bán di động” cũng được hoàn thành để kịp tham dự cuộc thi vào thời hạn chót.



Nhà ở chống mưa bão, lũ lụt

“Người dân sống trong vùng hay xảy ra lũ lụt phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thiếu thốn nên ngôi nhà tránh lũ khi xây dựng phải có giá thành thấp, dễ làm nhưng vẫn đảm bảo độ vững chắc”, Thắng cho biết.

Ngôi nhà tránh lũ do Thắng thiết kế có vật liệu chủ yếu bằng tre, sẵn có trong tự nhiện, thân thiện với môi trường. Theo Thắng ước tính, chi phí  xây dựng ngôi nhà chỉ khoảng vài chục triệu đồng.

Kỹ thuật xây dựng ngôi nhà không đòi hỏi quá cao siêu, chỉ cần có thép ghép buộc các thanh tre lại với nhau dựng thành khung, tường nhà nên rất dễ làm và thời gian thi công ngắn. Rất phù hợp với nhu cầu nhà ở cho bà con bị mất nhà cửa sau bão cần ổn định sinh hoạt nhanh.

Kết cấu ngôi nhà có hai phần: Cố định và di động. Hai phần này được liên kết bằng các thanh thép hình có thể trượt lên nhau theo chiều đứng. Khi mưa lũ về, phần di động nổi lên theo mặt nước nhưng vẫn được liên kết với  phần cố định, tránh ngôi nhà bị trôi theo nước lũ.

Phía trước và sau của phần di động được bố trí hai két nước, cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trong những ngày bình thường.

Khi mưa bão về, phần di động sẽ nổi lên theo nước lũ, hai két nước được tháo hết nước bật ra thành phao, giữ cho ngôi nhà không bị bồng bềnh theo sóng nước. Một chiếc phao sẽ có chức năng làm nơi cư trú của vật nuôi, chiếc phao còn lại làm  nơi sinh hoạt và sân phơi cho con người.

Phía trên phần di động được trang bị hai két nước để thu và lọc nước mưa thành nước sạch phục vụ cuộc sống hàng ngày. Ở dưới hai két nước được bố trí hai khay dùng để trồng rau ăn ngắn ngày. Hai khay rau này có thể di chuyển. Khi khay rau trượt ra ngoài làm mái che cho vật nuôi, còn khi trượt vào trong sẽ giúp tránh mưa bão làm nát rau trồng phía dưới.

Thắng cho biết thêm, ngoài chống mưa bão, lũ lụt, ngôi nhà còn có khả năng chống động đất. Ngôi nhà có thể xậy dựng ở nhiều loại đị hình. Diện tích của ngôi nhà phụ thuộc vào số người ở và vật nuôi. Nếu tre được xử lý tốt, ngôi nhà có tuổi thọ trên 10 năm.

(Theo Website Bộ môn Quy hoạch - Đại học Xây dựng, bmqh.nuce.edu.vn

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Hiện có 3374 khách Trực tuyến

Quảng cáo