Ashui.com

Thursday
Mar 28th
Home Cộng đồng Sinh viên Hội thảo "Sinh viên Đại học Đại Nam với văn hóa giao thông"

Hội thảo "Sinh viên Đại học Đại Nam với văn hóa giao thông"

Viết email In

Hà Nội, ngày 9/3/2012 – Hội thảo "Sinh viên Đại học Đại Nam với văn hóa giao thông” do Khoa Quan hệ công chúng (PR) và Truyền thông trường Đại học Đại Nam tổ chức, được coi là một trong những sự kiện mở màn chuỗi hoạt động trong khuôn khổ “Diễn đàn sinh viên với phát triển bền vững hệ thống giao thông vận tải 2012” (gọi tắt là Diễn đàn giao thông bền vững 2012) do Bộ Giáo dục đào tạo khởi xướng. 

  • Địa điểm: Hội trường Đại học Đại Nam (Phú Lãm – Hà Đông – Hà Nội) 
  • Thời gian: 8h00 đến 12h00, ngày thứ Sáu, 9/3/2012 

Nội dung cuộc Hội thảo là sự phác họa toàn cảnh và phân tích thực trạng giao thông đô thị hiện nay dưới 3 góc nhìn: Văn hóa, Truyền thông và PR. Từ đó, đưa ra các vấn đề thảo luận, rút kinh nghiệm từ thực tiễn văn hóa giao thông hiện nay ở hai thành phố lớn: Hà Nội và TP HCM, kiến nghị một số giải pháp khả thi cho việc phát triển văn hóa giao thông ở Việt Nam. 

Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, truyền thông, giao thông và quản lý đô thị. 

Nhà sử học Dương Trung Quốc tham gia hội thảo với cơ sở lý luận về văn hóa giao thông từ bức thư của ông gửi Quốc hội, và phân tích sự thiếu tương hợp giữa chủ thể giao thông và hạ tầng cơ sở giao thông để đi đến slogan cho văn hóa giao thông đô thị của Việt Nam: “Giao thông Việt là văn hóa nhường nhịn”. Tiến sĩ sử học - nhà báo Ngô Vương Anh (báo Nhân dân) sẽ cung cấp một cái nhìn xuyên suốt về giao thông thủ đô theo dòng chảy thời gian từ quá khứ đến hiện tại qua tham luận “Giao thông Việt từ góc nhìn lịch sử”. TS. Khuất Việt Hùng (Đại học Giao Thông Vận Tải) sẽ trình bày quan điểm của mình về tình hình giao thông dưới con mắt của một nhà quản lý quy hoạch giao thông với tham luận “Từ góc nhìn văn hóa giao thông, Hà Nội có phải là thành phố đáng sống?”.

Hội thảo còn có sự tham gia của KTS Trần Huy Ánh (Quản lý chương trình “Không gian công cộng” – Trung tâm hành động vì đô thị) với tham luận về học tập cách xử lý giao thông đô thị từ Manila, Bắc Kinh và Băng-cốc sẽ có ý nghĩa thế nào với Hà Nội và TP HCM; Nhà báo - Thạc sĩ Chung Công Tiến với vấn đề “VOV giao thông đã góp phần giải quyết ùn tắc giao thông Hà Nội như thế nào?”.

Các sinh viên của trường Đại học Đại Nam sẽ tham gia vào chủ đề của hội thảo với 3 tham luận dưới góc nhìn của sinh viên về các vấn đề nóng hổi của giao thông đô thị hiện nay. Một câu hỏi lớn đặt ra cho sinh viên và sẽ được thảo luận trong hội thảo: Nếu tôi là bộ trưởng Đinh La Thăng tôi sẽ làm gì để giải quyết những vấn đề bức xúc của giao thông hiện nay, nhất là giao thông đô thị, vốn được coi là bộ mặt văn hóa giao thông của Việt Nam? 


(Ảnh: Chí Hiếu /SGTT)

“Văn hóa giao thông” chính là cái gốc của sự phát triển. “Văn hóa giao thông” đã, đang là một vấn đề bức xúc mang tính thời sự được dư luận hết sức quan tâm nhưng không phải ai cũng biết cách đưa nó vào “văn hóa thường nhật” trong cuộc sống của mình, đặc biệt là sinh viên. Với tốc độ đô thị hóa như vũ bão tại các đô thị lớn như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, trước những nhu cầu phát triển nhanh và bền vững của các đô thị tương lai, việc “mổ xẻ” vấn đề “văn hóa giao thông” để tìm ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục tình trạng giao thông đô thị ngày càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Hội thảo hy vọng sẽ đóng góp được những giải pháp hữu ích, hiệu quả nhằm khắc phục các vấn đề giao thông đô thị hiện nay. Đồng thời, bồi đắp thêm vốn văn hóa giao thông cho mỗi người dân mà trước tiên là các bạn sinh viên, những công dân trẻ của đô thị hiện đại. 

  • Người thiết kế nội dung và điều hành hội thảo: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái ( Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. ) - Chủ nhiệm khoa Quan hệ công chúng (PR) và Truyền thông, trường Đại học Đại Nam 
Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ: 
Thái Thu Quyên (Ms) 
Email:  Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
Tel. (04) 3557 7799 (số máy lẻ: 227) / mobile: 09 3631 9118 



Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Hiện có 2691 khách Trực tuyến

Quảng cáo