Ashui.com

Tuesday
Apr 23rd
Home Cộng đồng Kiến trúc sư Bảo tàng Hà Nội na ná "Vương miện Phương Đông"

Bảo tàng Hà Nội na ná "Vương miện Phương Đông"

Viết email In

Bảo tàng Hà Nội được xây dựng với tổng kinh phí lên tới 2.300 tỉ đồng và là công trình trọng điểm chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tuy nhiên, theo nhận xét của nhiều chuyên gia thì công trình này lại na ná giống một công trình ở nước ngoài.

Một toà nhà triển lãm tại Thượng Hải - Trung Quốc lại có những nét tương đồng rất lớn với Bảo tàng Hà Nội. Có phải là những ý tưởng kiến trúc trùng hợp ngẫu nhiên?!

Trùng hợp

Gần đây, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến từ phía độc giả phản ánh sự giống nhau về kiến trúc của Bảo tàng Hà Nội và tòa nhà triển lãm "Vương miện Phương Đông" (đang tham gia vào triển lãm World Expo 2010 tại Thượng Hải - Trung Quốc). Các ý kiến cho rằng về mặt cảm quan, công trình Bảo tàng Hà Nội và công trình nhà Vương miện Phương Đông có hình khối khá giống nhau. Cả hai tòa nhà đều được thiết kế theo hướng mở ra phía trên.

Với tòa nhà Bảo tàng Hà Nội (ảnh bên), năm 2006, UBND Thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 4432/QĐ-UBND phê duyệt phương án kiến trúc. Công trình Bảo tàng Hà Nội có kết cấu hình kim tự tháp ngược, trong đó tầng 4 có diện tích lớn nhất, các tầng dưới nhỏ dần. Kết cấu dàn mái treo sàn rất phức tạp; có hình dáng giật cấp từ thấp lên cao, gồm 4 tầng nổi và 2 tầng hầm, các tầng trên lớn hơn, các phía vươn ra ngoài so với tầng dưới, công trình được cho là bảo tàng hiện đại nhất Việt Nam.

Công trình Bảo tàng Hà Nội có diện tích xây dựng công trình khoảng: 11.952m2, diện tích sàn xây dựng là 30.208m2, được xây dựng trên khu đất có diện tích 53.963m2. 

Công trình này cao 30,7m. Thiết kế công trình xây dựng Bảo tàng Hà Nội là của Công ty Liên doanh GMP International GmbH-Inros Lackner AG (Đức). Đây cũng chính là đơn vị đã thực hiện thiết kế Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

Còn tòa nhà "Vương miện Phương Đông" được thiết kế như một tượng đài hùng vĩ, hào nhoáng. Tòa nhà cao 63m mô phỏng một chiếc vương miện cổ của nhà vua và được sơn màu đỏ. "Vương miện Phương Đông" của Trung Quốc cao gấp ba lần so với tất cả các công trình khác tham gia hội chợ.

Tầng mái được thiết kế riêng biệt và bên dưới là các gian hàng rộng 45.000m2 đại diện các tỉnh, thành phố, khu vực của Trung Quốc. Để chuẩn bị World Expo, Thượng Hải mất 8 năm chuẩn bị và chi ra 4,2 tỷ USD để xây dựng khu nhà triển lãm. (World Expo 2010 bắt đầu diễn ra từ tháng 5/2010 đến 31/10/2010).

Ý kiến chuyên gia 

Để tìm hiểu kỹ hơn, chúng tôi đã trao đổi với khá nhiều kiến trúc sư trong nước. Đa phần các KTS đều cho biết, họ đã nhận ra sự tương đồng này từ khi công trình Bảo tàng Hà Nội hình thành. Các KTS cũng nhận định, rất khó có thể xảy ra trường hợp “hai tư tưởng lớn” cùng có chung một mẫu thiết kế.

Vấn đề chỉ là ai “đạo” ý tưởng của ai? Tuy nhiên, các KTS đều lưu ý: Không khẳng định được công trình nào ra đời trước nên không rõ "Vương miện Phương Đông" hay Bảo tàng Hà Nội cái nào lấy ý tưởng của cái nào. 


Tòa nhà triển lãm "Vương miện Phương Đông" của nước chủ nhà Trung Quốc  

Kiến trúc sư Đoàn Đức Thành - Nguyên Ủy viên BCH Hội KTS Việt Nam từng có dịp tham quan tòa nhà "Vương miện Phương Đông" đưa ra nhận xét: “Tôi đã nghe nhiều người nói về việc này. Hai công trình này quá giống nhau. Tôi cũng không hiểu tại sao lại giống nhau đến như thế!? Tôi rất khó khẳng định điều gì vì bản thân tôi cũng không rõ cái nào ra đời trước.

Tuy nhiên, tôi ấn tượng với tòa "Vương miện Phương Đông" hơn, tòa nhà được thiết kế theo những ý tưởng rất rõ ràng theo từng khu vực trưng bày. Nếu đánh giá thì tôi thấy tòa Vương miện Phương Đông “chín” hơn rất nhiều. Tôi không thích ý tưởng thiết kế của Bảo tàng Hà Nội, khi tham quan bảo tàng này tôi thấy có cảm giác chống chếnh và kém hấp dẫn
”.

Theo KTS Đoàn Đức Thành, tuy có nhiều năm trong nghề kiến trúc nhưng ông chưa từng gặp trường hợp trùng hợp về bề ngoài giữa hai công trình như thế này. Theo KTS Thành, rất hiếm có trường hợp hai nhà thiết kế cùng chung ý tưởng. 

Với tôi, kiến trúc cứ nhang nhác giống nhau là tôi không thích. Và kiến trúc thì không nên giống nhau!” - KTS Nguyễn Thế Khải

Chúng tôi cũng đã trao đổi với KTS Nguyễn Thế Khải - Nguyên Giám đốc Trung tâm quy hoạch vùng đô thị. KTS Khải cho biết, ông vẫn chưa được nhìn thấy cả hai công trình một cách đầy đủ nên không khẳng định có chuyện “đạo” ý tưởng giữa hai công trình này hay không. 

Tuy nhiên, KTS Khải nhận định: “Tôi cực lực phản đối việc “đạo” ý tưởng trong kiến trúc. Trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật thì không thể giống nhau 100%. Có thể có những công trình lấy lại một phần nhỏ ý tưởng của công trình khác. Tuy nhiên, với tôi, kiến trúc cứ nhang nhác giống nhau là tôi không thích. Và kiến trúc thì không nên giống nhau!”.

Nhiều KTS khác cho rằng, phương án thiết kế theo xu hướng mở ra phía trên không mới mà đã được áp dụng ở nhiều công trình kiến trúc trên thế giới. Điển hình cho xu hướng này có thể kể tới bảo tàng Nghệ thuật hiện đại Niterói - Braxin, được thiết kế theo hình đĩa bay. Các KTS cho biết, những công trình đã áp dụng xu hướng này đều có những nét độc đáo riêng biệt chứ không có sự trùng hợp lớn như giữa Bảo tàng Hà Nội và tòa nhà Vương miện Phương Đông.

Để có những thông tin khách quan hơn, chúng tôi đã liên hệ với ông Phạm Mai Hùng - Chủ tịch Hội Di sản văn hóa VN - Cố vấn xây dựng công trình Bảo tàng Hà Nội. Ông Hùng cho biết ông được tham gia làm cố vấn trong giai đoạn đầu (giai đoạn thẩm định các phương án thiết kế).

Ông Hùng khẳng định vào thời điểm phương án thiết kế nhà Bảo tàng Hà Nội được lựa chọn vào năm 2006, Hội đồng thẩm định cũng đã xem xét kỹ các phương án và xác định ở khu vực châu Á không có toà nhà nào có kiến trúc giống hoặc tương tự như vậy.

Hoàng Phương 

>> World Expo 2010: hội tụ tinh hoa kiến trúc đô thị tương lai

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo