Đến năm 2035 huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định sẽ có ít nhất 9 khu vực phát triển đô thị có tổng diện tích hơn 58.000 ha.
Chín khu vực này sẽ được phát triển với những chức năng khác nhau. Đơn cử, khu vực phát triển số 1 sẽ là khu vực trung tâm của đô thị phát triển trên cơ sở thị trấn Phú Phong hiện nay, mở rộng về khu vực Phú Văn, Phú Xuân và phía Nam đường Hùng Vương, diện tích khoảng 2.950 ha. Đây sẽ là khu vực phát triển đô thị mới theo hướng lấp đầy dải dân cư dọc Quốc lộ 19B, bố trí hệ thống đường ngang để phát triển có chiều sâu khu vực đô thị; hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tại khu vực, phát triển các khu vực thương mại và dân cư mật độ cao tại cửa ngõ.
Một khu du lịch ở huyện Tây Sơn, Bình Định. (Ảnh: Tư liệu)
Khu vực phát triển số 2 sẽ là khu vực đô thị gắn liền với khu vực công nghiệp phía Nam Quốc lộ 19 tại xã Bình Nghi và Tây Xuân, diện tích khoảng 2.800-2.900 ha. Đây sẽ là khu vực phát triển hỗ trợ cho khu vực công nghiệp phía Nam Quốc lộ 19.
Hay khu vực phát triển số 5 sẽ gắn với du lịch sinh thái. Cụ thế, khu vực này gồm khu vực trung tâm xã Bình Tường kết hợp với khu vực phía Tây (Hòa Lạc) của thị trấn Phú Phong với diện tích khoảng 1.800 – 1.850 ha. Nơi đây sẽ được phát triển các mô hình du lịch sinh thái kết hợp với trang trại gia đình, canh tác nông nghiệp hữu cơ và kỹ thuật cao ở phía Bắc sông Kôn và mặt nước đập dâng Văn Phong; phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, đáp ứng tiêu chuẩn trở thành phường nội thị đến giai đoạn thành lập đô thị Tây Sơn.
Những thông tin này được đề cập trong quyết định của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Tây Sơn, tỉnh Bình Định đến năm 2035 vừa được công bố.
Bên cạnh 9 khu vực trên, Bình Định sẽ đầu tư khu vực nội thị bao gồm 7 đơn vị hành chính (thị trấn Phú Phong, xã Bình Tường, xã Tây Phú, xã Tây Xuân, xã Bình Nghi, xã Bình Thành, xã Bình Hòa).
Nguồn vốn từ vốn ngân sách, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác thông qua các hình thức huy động vốn như hỗ trợ, đối ứng, vay, xã hội hóa và kêu gọi đầu tư bằng các hình thức đối tác công tư PPP, nguồn ODA…
Cũng theo quyết định này, đến năm 2025, về hệ thống đô thị, tỷ lệ đô thị hóa đô thị Tây Sơn đạt 57,6% và tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt thu gom và xử lý đạt 65% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị; chất thải rắn khu công nghiệp, chất thải rắn y tế nguy hại phải được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
Trong khi đó, đến năm 2035, tỷ lệ đô thị hóa đô thị Tây Sơn đạt 73,3%và tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt thu gom và xử lý đạt 70% tổng lượng chấ thải rắn sinh hoạt đô thị; chất thải rắn khu công nghiệp, chất thải rắn y tế nguy hại phải được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
Nhân Tâm
(KTSG Online)
- Khánh Hòa cần cơ chế, chính sách đột phá mới để phát triển bền vững
- Những quyết sách, định hướng lớn của thủ đô trong năm 2022
- Thi tuyển ý tưởng quy hoạch Khu đô thị mới, phố đi bộ trung tâm TP Thái Nguyên và phương án kiến trúc Trụ sở làm việc Khối các cơ quan tỉnh Thái Nguyên
- Quảng Ninh: Trung tâm hành chính thành phố Hạ Long mở rộng về Bắc Cửa Lục
- Quy hoạch cảng hàng không phải góp phần giảm chi phí logistics
- Hà Nội: Đề xuất đi ngầm tuyến metro dài nhất số 4 qua Vành đai 2,5
- UBND tỉnh Nghệ An: Thông qua dự thảo Đề án phát triển đô thị Đô Lương
- 8 dự án hạ tầng quan trọng sắp khởi công
- Cần Thơ: Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Trung tâm Văn hóa Tây Đô
- Đà Nẵng lần thứ 2 liên tiếp nhận Giải thưởng Thành phố Thông minh Việt Nam