Ashui.com

Tuesday
Mar 19th
Home Cộng đồng Kiến trúc sư KTS Trần Thanh Vân: Vì sao nên lấy tên Thăng Long?

KTS Trần Thanh Vân: Vì sao nên lấy tên Thăng Long?

Viết email In

Cách đây hai năm, ngay sau khi chương trình truyền hình VTV4 chiếu hết bộ phim  “Đèn vàng" dài 12 tập của nhà văn Trần Chiến và đạo diễn Mai Hồng Phong, thì bài viết “ Đèn vàng và nỗi niềm người Hà Nội ” của Trần Thanh Thanh xuất hiện trên báo “ Người Hà Nội ”. Bài báo như một lời cảm thán của bộ phim, phản ánh tâm tư sâu kín của người Hà Nội, muốn thoát ra khỏi số phận của những nhân vật trong phim  “Đèn vàng ”. Những con người thông minh, tế nhị, đầy tự trọng, đầy kiêu hãnh nhưng luôn luôn phải sống kìm nén, luôn luôn mặc cảm và luôn luôn phải dấu kín lòng mình.

Gần đây, phim “Đèn vàng” lại được chiếu lại trên VTV4, vẫn thu hút người xem. Có người xem lại lần thứ hai, thứ ba, có người mới xem lần đầu. Bộ phim đầy cảm xúc của “ Người Hà Nội ” được trình chiếu đúng vào lúc chúng ta đang có nhiều ý kiến trái chiều, có nên phục hồi tên Thăng Long cho Thủ đô chúng ta?


Ô Quan Chưởng (ảnh tư liệu) - Nguồn ảnh: farm2.static.flickr.com

Hãy tự “ cởi trói ”

Cuối năm 2006, lần đầu tiên tôi đến thăm giáo sư Vũ Khiêu tại nhà riêng, trao đổi với giáo sư về những cuộc thảo luận của nhiều trí thức, nhà khoa học, và của các kiến trúc sư ý nguyện muốn phục hồi tên Thăng Long thay cho tên Hà Nội, và xin ý kiến giáo sư về tổ chức một hội thảo khoa học chủ đề này. Giáo sư Vũ Khiêu tỏ ra hoan hỷ, khích lệ ước nguyện của chúng tôi. Khi tôi chào giáo sư ra về, ông còn ân cần dặn thêm: “Chị phải nhớ rằng ông vua Gia Long đã trói con Rồng lại rồi đấy, phải thả Rồng ra thôi ”.

Chỉ một câu nhắc nhở của vị giáo sư già, tôi đã phải đi mầy mò tìm kiếm mất hơn nửa năm. Cuối cùng tại nhà riêng của nhà thư pháp Trần Quốc Chí, tôi tìm ra bí mật của sợi dây vô hình đã trói con Rồng Thăng Long. Sau cuộc trò chuyện, nhà thư pháp cầm bút lông, viết tặng tôi ba chữ Hán.

Thứ nhất, chữ LONG nghĩa là THỊNH, là GIẦU SANG, đó là tên hiệu của vua Càn Long và vua Gia Long. Năm 1802, ông Nguyễn Ánh đã dựa vào người nước ngoài, diệt nhà Tây Sơn để lên ngôi, lập Kinh Đô ở Phú Xuân- Huế,  và đặt niên hiệu cho mình là GIA LONG nghĩa là GIẦU SANG . (xem chữ Long - Thịnh)



Thứ hai, năm 1803 vua Gia Long cho đập HOÀNG THÀNH THĂNG LONG ( vì nó cao to và đầy hào khí, nhà vua không muốn Hoàng Thành mới xây ở Phú Xuân Huế sẽ bị lép vế so với khu thành cũ rêu phong này). Vậy là Hoàng thành xưa có tên là RỒNG BAY không còn nữa, nhưng mảnh đất nơi Hoàng thành đã tồn tại 800 năm vẫn còn và đã trở thành trại lính.

Năm 1831, vua Minh Mạng lập ra tỉnh Hà Nội, vậy thì trong 29 năm, từ năm 1803 đến 1831, nơi đây được gọi là gì? Một số người gọi vùng đất này là Bắc thành như thời Nguyễn Quang Trung, một số nữa vẫn lưu luyến hình ảnh con Rồng xưa , nhưng không được phát âm chữ LONG, sợ bị phạm húy tên nhà vua, họ buộc phải nói chệch LONG THÀNH ra LUNG THÀNH.

Theo chiết tự chữ Hán, Lung là chữ Long có thêm bộ trúc, nghĩa là lao tù, là con Rồng bị nhốt trong cũi tre ( xem chữ Long Rồng và chữ Lung ). Vậy là con Rồng bay vút lên trời cao của chúng ta không còn nữa, ai nuối tiếc lắm cũng chỉ được nhìn thấy một con Rồng khác đang bị nhốt trong cũi tre mà thôi.

Câu chuyện phi lý này đã làm nhức nhối bao nhiêu văn thân nho sĩ nước ta thời bấy giờ, tác động đến cả cậu bé Nguyễn Sinh Cung sinh ra ở làng Kim Liên (Nam Đàn- Nghệ An) cuối thế kỷ thứ 19, rời đất nước ra đi từ bến Nhà Rồng năm 1911, nhưng đến năm 1922 khi vua Khải Định sang Pháp, vở kịch “ Con Rồng tre ” của Nguyễn Ái Quốc đã ra đời.

Đến năm 1942 ở nhà tù Hồng Kông, bài thơ chiết tự chữ “ngục" của Nguyễn Ái Quốc lại một lần nữa nói về tâm trạng bị ám ảnh của con Rồng nằm trong cũi và ước muốn được tháo cũi sổ lồng : “ Nhà lao mở cửa ắt Rồng bay ”.

Từ khi người Pháp xây dựng thành phố Hà Nội, hai chữ Thăng Long không còn được ai nhắc đến một cách công khai nữa, nó âm thầm đi vào các ngõ hẻm, các căn gác xép, nó xuất hiện trên những vần thơ u hoài của những trí thức thất thế. Lâu dần nó tạo nên một nếp sống khép kín của giới trí thức Hà thành: Kiêu hãnh nhưng cam chịu, nghe thấy hết, nhìn thấy hết, nhưng chỉ bày tỏ chính kiến bên bàn trà cùng một vài người bạn tâm giao mà thôi.

Hà Nội đúng là một thành phố trong sông, đẹp một cách êm đềm, thanh lịch, nhưng không sao dấu kín được nỗi bứt rứt của những con người đầy hoài bão, đầy ước mơ nhưng không dám nói thật lòng mình và không bao giờ dám đứng thẳng dậy để biến những ước mơ đó trở thành hiện thực.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, bao nhiêu nam nữ thanh niên của Hà Nội đã ra đi, không ít người trong số đó đã bỏ mình nơi chiến trường xa, còn những người được trở về trong niềm hân hoan của bạn bè, của người thân … thì chỉ một thời gian sau họ lại lặng lẽ leo từng bước lên căn gác xép của ngôi nhà cổ, lặng lẽ nhâm nhi tách trà … Rất ít người trong số đó làm nên nghiệp lớn và rất ít người trong số đó mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ và thay đổi cách sống để tạo dựng cho gia đình mình và con cái mình một tương lai tốt đẹp hơn.

Giờ đây, chiến tranh qua đi đã lâu rồi, xã hội đã thay đổi nhiều rồi, cửa đã rộng mở để cho con cháu chúng ta vươn tới những ước mong cao hơn, xa hơn. Nhưng vẫn còn ai đó mang nặng nỗi ám ảnh về sự mất mát của hai trăm năm qua, họ không hài lòng với hiện tại, nhưng họ đang cố níu kéo, họ sợ bị biến động, họ sợ bị mất hết.

Không đâu bạn ơi, nhân danh là một người dân Hà Nội gốc Thăng Long (nghĩa là có cụ tổ sáu đời đã theo tướng Trần Quang Diệu từ thời vua Quang Trung), tôi muốn gửi bạn lời khuyên chân thành rằng: “Bạn hãy mạnh dạn tự tháo chiếc vòng kim cô trên đầu mình, hãy tự cởi trói và đứng thẳng dậy để làm những việc nên làm ”.


Phố Hàng Đào (ảnh tư liệu) - Nguồn ảnh: i238.photobucket.com

Đường còn dài

Sai lầm nào cũng phải trả giá và cuộc chiến nào cũng đầy gian nan. Tôi không hy vọng sau thủ tục đổi tên Thủ đô thì mọi việc sẽ tốt đẹp ngay và “không phải làm mà vẫn có ăn". Không đâu, đây sẽ là hiệu quả cộng hưởng của nhiều yếu tố gộp lại. Cùng với việc Thủ đô phát triển theo trục phong thủy Thăng Long, tên Thăng Long được phục hồi, thì hào khí Thăng Long sẽ được tỏa sáng. Lúc đó ta sẽ làm việc nhiều hơn và việc làm của ta mang lại hiệu quả hơn. Lúc đó tinh thần của ta thông suốt hơn và trí tuệ của ta minh mẫn hơn.

Tôi chỉ muốn giãi bày một chút, những năm qua, tôi đã từng lên tiếng phản đối rất nhiều dự án ở Hà Nội, không ít người còn nghĩ rằng do tôi tư duy trì trệ, bảo thủ lạc hậu nên cản trở xã hội phát triển … Xin thưa: Tôi phản đối những thứ đó chính bởi vì tôi không muốn người ta băm nát Hà Nội ra, vì ủng hộ việc Thủ đô mở rộng và phục hồi tên Thăng Long hôm nay.

Tôi còn nghĩ rằng “ủng hộ không chỉ nên giơ tay biểu quyết mà còn phải hành động”. Còn ai đó trong một phút vội vã đã lỡ nói rằng “Thôi thôi đừng bày vẽ nữa, xin hãy để cho Hà Nội yên vì cái tên không quan trọng" thì cũng chính là bạn không dám nói thật lòng mình, bạn rất coi trọng cái tên, bạn thấy Hà Nội đã từng bị phá nhiều rồi, bạn sợ cái tên bị phá nữa là hết.

Tôi rất trân trọng Hà Nội cũ và cũng như bạn, phải có mọi giải pháp gìn giữ từng góc phố hàng cây của Hà Nội cũ. Hà Đông, Sơn Tây không bao giờ là Hà Nội, còn Hà Nội là một phần quan trọng của Thăng Long nhưng không phải Thăng Long.

[ Diễn đàn : "Hà Nội nên lấy lại tên Thăng Long?" ]

 

Lời bình  

 
+1 # Xuan Dieu 17/02/2011 08:10
Cua Xe-da tra cho Xe-da, cua Thang Long tra ve Thang Long.
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 
 
0 # Rô Lan Phương 24/01/2013 03:51
VUA LÝ DỜI ĐÔ
Rô Lan Phương

Cảm ơn vua Lý dời đô
Nghìn năm còn đó cơ đồ hôm nay
Núi sông linh khí sắp bày
Đại La bỗng hóa Rồng Bay
Tuyệt vời!

Thăng Long ngày ấy đâu rồi
Chỉ còn Hà Nội mà thôi
Bác hè?

22/1/2013
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo