Ashui.com

Tuesday
Mar 19th
Home Cộng đồng Kiến trúc sư KTS Đoàn Đức Thành: "Cần có thái độ đúng với nhà ga T1 Sân bay Nội Bài"

KTS Đoàn Đức Thành: "Cần có thái độ đúng với nhà ga T1 Sân bay Nội Bài"

Viết email In

Những ngày qua, công luận rất bức xúc về Nhà ga T1, Sân bay Quốc tế Nội Bài bị dột. Ai cũng không vui khi chứng kiến cảnh bày dải xô nhựa xanh đỏ hứng nước tràn lan ở nhà ga sân bay diễn ra trước mắt những du khách quốc tế khi đặt chân đến Thủ đô. 
 
Xung quanh chuyện này rộ lên nhiều ý kiến, tuy nhiên tôi rất chú ý đến ý kiến ông Nguyễn Hồng Nhị, nguyên Cục trưởng Hàng không, ông nói "Việc nhà ga bị dột và nứt theo tôi, là hệ quả tất yếu của một công trình kém cả về khâu thiết kế lẫn thi công" và rằng "với công trình kiến trúc khá phức tạp và không hợp lý như nhà ga T1, cách tốt nhất là đập ra xây mới...".


Sân bay Nội Bài bị dột (Ảnh: VNE)


Kính trên trần nhà ga T1, Sân bay Quốc tế Nội Bài bị nứt chẳng chịt.
(Ảnh: VNE)

 
Trong kiến trúc xây dựng, một ngôi nhà dù nhỏ, như ngôi nhà ở gia đình, sau 5-10 năm sử dụng dù có thiết kế thật hay, thi công kỹ càng đến mấy rồì cũng có thể xảy ra những sự cố. Nhẹ thì bong sơn, ố mốc, gỗ mối mọt cong vênh, vữa trần tường dộp, đường ống nước sạch nước bẩn rò rỉ hay tắc, đường dây điện đứt; hư hỏng nặng hơn thì tường sàn thấm dột, lún nứt... đó là chuyện bình thường, khó tránh khỏi. Trước những hiện tượng đó ông chủ phải bình tĩnh, đừng đập đi xây lại, mà nên nhanh chóng hỏi các nhà chuyên môn tìm biện pháp xử lý kịp thời. Đừng để kéo dài, sẽ hư hỏng trầm trọng hơn, khi xử lý sẽ phức tạp và tốn kém hơn.

"Cục trưởng Hàng không Phạm Quý Tiêu cho rằng, vấn đề nằm ở khâu thiết kế công trình. "Với điều kiện thời tiết ở Việt Nam mà lại xây mái vòm dùng kính thì làm sao đảm bảo được", ông Tiêu nói".
(Theo VnExpress)

Ở đây tôi xin bàn dưới góc độ kiến trúc. Nhà ga T1 được giới kiến trúc sư trong và ngoài nước đánh giá cao, đoạt giải Nhất Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia (2002), với công trình này tác giả - KTS Lương Anh Dũng - đã được Giải thưởng Nhà nước đợt II. Giới nghề đánh giá rất cao Nhà ga T1 vì công trình đã đạt độ chín trong nghề nghiệp. Đây là công trình kiến trúc có quy mô và không gian lớn nhất nước ta đầu thế kỷ 21, kỹ thuật phức tạp nhất mà KTS nước ta thực hiện được. Có thể coi đây là công trình có đẳng cấp hàng trên mà lần đầu tiên giới KTS nước ta vươn tới. Tác giả đã thành công trong tổ chức mặt bằng và bố cục không gian hợp lý, đáp ứng với dây chuyền công nghệ và yêu cầu sử dụng. Hình khối, đường nét kiến trúc độc đáo, hiện đại, hoành tráng và đậm nét dân tộc. Công trình như cổng trời đón khách của Thủ đô nhờ khai thác yếu tố mái như đặc trưng của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Tác giả đã cách điệu và hiện đại hóa, vừa cho bóng dáng kiến trúc mới mẻ thân quen, vừa tạo được không gian rộng mở thích hợp cho yêu cầu hoạt động công nghệ hàng không hiện đại. Vào thời điểm xây dựng công trình, kinh tế Nhà nước còn hạn hẹp nên một số ống lồng và thiết bị chưa có điều kiện lắp, nên giao thông còn chồng chéo.

Chúng ta cũng nên thông cảm với KTS thiết kế, khi thiết kế ai không muốn sử dụng vật liệu thật tốt của các nước tiên tiến để công trình bền đẹp, thời gian sử dụng lâu hơn.


Nhà ga T1- giải Nhất, Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2002
(Ảnh: Laodong)


Nhà ga T1, quy mô 90.000m2, với 6 triệu hành khách năm. Dự toán ban đầu giá thành là 180 triệu USD, do kinh phí khó khăn nên sau mấy lần rút xuống chỉ còn 72 triệu USD. Nước ngoài yêu cầu giá tư vấn thiết kế không dưới 16 triệu USD, trong khi tư vấn thiết kế của ta là 700 nghìn USD. Nhà ga Tân Sơn Nhất 8 triệu hành khách năm, giá thành 240 triệu, giá tư vấn thiết kế nước ngoài là 28 triệu. Sắp tới, Nhà ga T2 Nội Bài quy mô 120.000m2, với 10 – 12 triệu hành khách năm, giá thành 849 triệu USD, giá tư vấn thiết kế nước ngoài là 40 triệu USD. Nêu lên những con số trên để thấy được sự cố gắng vượt bậc của giới KTS Việt Nam.

[ Diễn đàn: "Sân bay Quốc tế Nội Bài bị ...dột" ]

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo