Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg về danh mục, lĩnh vực, cơ sở trong việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Theo đó, có 1.192 cơ sở cần cung cấp số liệu trước ngày 31/3/2023.
Các cơ sở thuộc 6 lĩnh vực gồm năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng, công nghiệp, nông – lâm nghiệp và sử dụng đất, chất thải sẽ phải cung cấp số liệu cho việc phục vụ kiểm kê khí nhà kính. (Ảnh minh họa: Getty)
Theo Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), có 1.192 cơ sở sẽ phải cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính của năm 2022. Các cơ sở này thuộc 6 lĩnh vực là năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng, công nghiệp, nông – lâm nghiệp và sử dụng đất, chất thải.
Từ năm 2024 trở đi, doanh nghiệp xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở định kỳ 2 năm một lần, gửi UBND cấp tỉnh để thẩm định.
Giai đoạn 2026-2030, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Trong đó, năm 2027, doanh nghiệp sẽ gửi báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đến bộ chủ quản, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Ngoài ra, Việt Nam dự kiến sẽ thí điểm vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon từ năm 2025 và vận hành chính thức từ năm 2028 nhằm kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường carbon khu vực và thế giới.
Theo khoản 1, Điều 6 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon, các cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính bao gồm cơ sở phát thải hằng năm ≥ 3.000 tấn CO2 tương đương; nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng tiêu thụ năng lượng ≥ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE); công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm ≥ 1,000 TOE; tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm ≥ 1.000 TOE; cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm ≥ 65.000 tấn.
Đến nay, trên thế giới đã có 46 quốc gia và 35 vùng lãnh thổ áp dụng các công cụ định định giá carbon. Nguồn thu năm 2020 khoảng 50 tỉ đô la Mỹ và đặc biệt đã quản lý được khoảng 13 tỉ tấn CO2, tương đương khoảng 23% tổng phát thải toàn cầu.
T.Đào
(KTSG Online)
- Đầu tư cho năng lượng xanh đang trên đà vượt nhiên liệu hóa thạch
- Gỡ "nút thắt" cho phát triển năng lượng tái tạo
- Tạp chí Kinh tế đặc biệt 2023 (VTV24): Net Zero
- 50% sản phẩm tự nhận "xanh" ở châu Âu là sai sự thật
- Giải pháp nào để Việt Nam hiện thực hóa cam kết NetZero?
- Vương quốc Anh hỗ trợ Việt Nam chuyển dịch năng lượng
- Người Úc đổ xô lắp đặt pin mặt trời áp mái để tiết kiệm tiền điện
- Để không "lỡ nhịp" phát triển trên hành trình năng lượng xanh
- Thử tính toán hệ số phát thải nhà kính của lưới điện Việt Nam 2021
- Lựa chọn năng lượng sạch và con đường phát triển xanh