Ashui.com

Thursday
Apr 18th
Home Tương tác Nhìn ra thế giới Thư Bangkok: "Quy hoạch phòng chống thiên tai bằng sức mạnh cộng đồng"

Thư Bangkok: "Quy hoạch phòng chống thiên tai bằng sức mạnh cộng đồng"

Viết email In

Các bạn thân mến,

Đây chỉ là ghi chép nhanh về việc ứng phó với lũ lụt và các thảm họa tự nhiên tác động trong khu vực, đặc biệt vùng Đông Nam Á, từ tháng 10 năm 2011. Trong suốt quá trình so sánh thông tin và tin tức qua truyền thông về cách con người và các cộng đồng đương đầu với lũ lụt, tôi nhận thấy rất thú vị để học và thích nghi với những việc chúng ta đã và đang làm – những tri thức đặc biệt và lớn dần đó, cách con người, cộng đồng, các tổ chức liên quan đã và đang giảm thiểu tác động của lũ. Vì bằng cách này hay bằng cách khác hay ở một vài nước như Thái Lan, chúng tôi không chỉ đợi các thông tin quý giá từ chính quyền địa phương về cái chúng tôi nên làm, mực nước lũ sẽ dâng đến mức nào, hoặc nơi nào an toàn gần đó mà chúng tôi có thể đến trú một lúc? Vì tri thức và văn hóa của chúng ta về việc sống chung với thảm họa (thảm họa, có thể là một trong những tiến trình của thiên nhiên) không hiểu vì sao đã mất trong văn hóa sống của chúng ta, đặc biệt ở vùng đô thị, có thể đây là lúc chúng ta phải cùng nhau phục hồi lại những tri thức đó.

Bức tranh về lũ lụt ở Đông Nam Á

Như chúng ta đã thảo luận trong cuộc họp Mạng lưới CAN chính thức đợt trước ở Penang về cuốn sách tiếp theo mà chúng ta nên biên soạn và chia sẻ. Vấn đề về khắc phục thảm họa là chủ đề mà chúng ta đã đề cập đến tầm quan trọng của nó. Ở đây, tôi nghĩ đây là lúc chúng ta bắt đầu thu thập những tri thức vừa hình thành (từ trong thảm họa), đáng giá và xem lại những cách thiết kế mặt bằng tổng thể và nhà ở của chúng ta với các cộng đồng.

Để làm được vậy, tôi muốn khởi động bằng cách chia sẻ một số trường hợp mà các kiến trúc sư trẻ và các trường đại học ở Thái Lan đang làm để hỗ trợ các cộng đồng và người dân về khía cạnh quy hoạch cộng đồng phòng chống thiên tai và đóng góp thông tin phân tích về mực nước lũ.

Chia sẻ và học tập từ những câu chuyện ngắn

Những cơn lũ quét và những vụ lở đất tàn phá nhiều ngôi làng, làm đứt gãy hệ thống đường sá và cầu cống tại địa phương đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện” trong mùa mưa ở miền Bắc Thái Lan. Hiển nhiên là thời gian này, thành phố và các cộng đồng ở vùng trung tâm thành phố dọc theo các bờ sông như Chiangmai lại bị ảnh hưởng. Bản chất của lũ ở khu vực phía Bắc khác với lũ vùng đồng bằng như Bangkok và các tỉnh xung quanh khác. Nước thường lưu 2-3 ngày rồi mới rút xuống phía Nam. Chỉ có vài cộng đồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do nằm ở vùng đất thấp và những vùng trũng.

Cộng đồng Sacred Heart – một cộng đồng Thiên chúa truyền thống sống ở đất nhà thờ đã 80 năm và có khoảng 40 hộ gia đình – là một cộng đồng định cư ở vùng thấp nhất, gần sát sông Mae Ping. Mực nước lũ ở đây năm nay cao hơn 1-1.50m. Cộng đồng nhỏ này có thể là trường hợp đại diện cho cách thức mà các cộng đồng ở vùng lũ Chiangmai đã chuẩn bị và tổ chức trước và trong mùa lũ, cũng như chính quyền địa phương có thể học từ người dân như thế nào. Dưới đây là câu chuyện cóp nhặt được từ việc thu thập thông tin của tiến trình quy hoạch giữa các thành viên cộng đồng và nhóm kiến trúc sư trẻ địa phương sau khi lũ rút, về cách cộng đồng có thể đối phó với lũ vào năm tới ra sao.

Lũ hôm nay và 40 năm trước – những khác biệt nào và nguyên nhân? 

Hãy lắng nghe câu chuyện của một bà cụ trong khu vực:

"Lũ bây giờ không còn dễ chịu như trước nữa. Ngày xưa khi lũ đến, chúng tôi chèo thuyền đi thăm và giúp đỡ hàng xóm nấu nướng rồi cùng nhau ăn uống, trẻ con nhảy xuống bơi ở kênh nước trước kia là con đường, rồi chúng tôi đi bắt cá. Còn bây giờ sao phải cực khổ thế này! Nhưng có lẽ cách sống của chúng tôi trong cộng đồng đã thay đổi, không chỉ vì lũ. Tôi nhận thấy trong mùa lụt này, hàng xóm láng giềng đã bắt đầu nhờ nhau giúp đỡ. Lâu lắm rồi điều này chẳng thấy. Nó làm tôi nhớ những ngày xưa, tình cảm lắm!"

Việc chia sẻ các câu chuyện như thế từ những cụ già là điều chúng tôi cho rằng quan trọng để đi bước tiếp theo nhằm biến trận lũ thành việc quy hoạch cộng đồng, một điều gì đó xác lập ngôn ngữ chung và cùng nhau tự quản trước khi đổ lỗi và tìm kiếm sự trợ giúp bên ngoài.

Đối thoại với định hướng rõ ràng, làm sao chúng ta có thể tự xoay sở trong mùa lũ?

Con đường cắt ngang chia cộng đồng thành 2 khu tách biệt. Khu phía bắc nằm ở vùng cao, xung quanh là khu thương mại nơi đất thương mại cao hơn vùng đất định cư tạo ra ngập úng nước. Khu phía nam nằm gần sông ở vùng đất thấp và dọc theo con kênh cũ vốn từng được sử dụng như cống thoát nước từ phía bắc. Từ sau trận lũ năm 2006, một số cư dân 2 vùng bất hòa vì cho rằng vùng này là nguyên nhân gây ra lũ cho vùng kia. Để làm sáng tỏ điều này cũng như tạo ra một sân chung để hiểu và cùng nhau lên kế hoạch chống lũ, chúng tôi đã cùng với cộng đồng từ 2 nhóm tổ chức cuộc họp đầu tiên và lên bản đồ vùng lũ lụt, dòng chảy của lũ, những ngôi nhà dễ bị ảnh hưởng, số cụ già cao tuổi, khu vực an toàn để trú ngụ ngắn ngày và nhà vệ sinh công cộng, cùng các nguồn lực cộng đồng như thuyền tư nhân, số lượng và vị trí nhà của những thanh niên có thể giúp đỡ, cũng như các ý tưởng và những khả năng khác. Đồng thời chúng tôi cũng tổ chức một quỹ cộng đồng từ Hội tín dụng để giải quyết vấn đề ở cấp cộng đồng hơn là cá nhân.

Bắt đầu từ việc xem xét đâu là vấn đề ảnh hưởng tới cộng đồng và hướng giải quyết, chúng tôi đánh dấu chúng trên bản đồ. Một số lời đáp đã sẵn có trong cộng đồng, chỉ cần làm rõ hơn và tìm cách cùng quản lý với trường học và nhà thờ. Một số vấn đề cần làm việc với những cộng đồng khác gần đó hoặc đề xuất lên chính quyền thành phố.

Qua những cuộc họp như vậy, thành viên cộng đồng từ 2 vùng đều khá tích cực để tiến đến bước kế tiếp là khảo sát chi tiết các hộ gia đình, kiểm tra các điểm cống thoát và đo các thuộc tính của chúng so với cấp và cao độ của đường. Họ chủ động hình thành nhóm địa phương từ khu vực của mình để làm việc với các KIẾN TRÚC SƯ trẻ về quy hoạch tổng thể nhằm thảo luận với nhà thờ và chính quyền địa phương.


Bản đồ kí hiệu các dòng chảy của lũ, vị trí cần có đường bao bằng túi cát, khu vực thấp nhất và khu vực ngập nước theo độ cao của đường 


Bản đồ kí hiệu những ngôi nhà bị ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc chỉ có cụ già không tự xoay sở được trong lũ, và các vấn đề chung của mỗi vùng


Bản đồ kí hiệu các vấn đề chung khác nhau theo từng vị trí, khu vực có thể là điểm nóng, vị trí thuyền, nâng cấp kênh cũ, và nhà lấn ra sông, vị trí sẽ lắp đặt đài phát thanh cộng đồng, và nơi đề xuất làm chỗ cư trú tạm thời cho các thành viên cộng đồng.


Cung cấp dự báo phân tích về mực nước lũ ở Bangkok bởi các KIẾN TRÚC SƯ tình nguyện bằng hệ thống thông tin địa lý, Thái Lan
 
Gần đây, công nghệ thông tin địa lý (GIS) đóng vai trò quan trong trong việc dự đoán mực nước cho người dân Bangkok để họ tự quyết định về việc di chuyển, hay đưa gia đình đến tá túc ở các điểm di tản gần đó. Ý tưởng cơ bản là làm sao mọi người có thể nắm được mức nước lũ trong nhà họ, để họ có thể tự quyết định phải làm gì, vì trong đợt lũ có nhiều tin đồn có thể khiến người dân bối rối. Nhóm làm việc thiết lập một đường dây nóng do KIẾN TRÚC SƯ hoặc nhà quy hoạch tình nguyện có thể đọc các dữ liệu thông tin địa lý phụ trách. Khi người dân gọi đến, họ chỉ phải thông tin về vị trí nhà của mình. Sau đó, KIẾN TRÚC SƯ tình nguyện sẽ nói cho họ biết mực nước và nơi trú gần với vị trí của mình nhất. Đường dây nóng này sẽ kiểm tra với những bộ phận khác phụ trách về quản lý nước và chỗ di tán cho người dân. Ý tưởng này đang được phối hợp với khoa kiến trúc trường ĐH Chulalongkorn, Tổ chức Y tế Thái và kênh truyền hình PBS Thái.

Hi vọng những câu chuyện và nguồn tài liệu này sẽ “không bổ dọc thì cũng bổ ngang”, và hi vọng bạn có thể chia sẻ với chúng tôi về tình trạng của đất nước các bạn, cách cộng đồng cùng với KIẾN TRÚC SƯ, kỹ sư, các kỹ sư xây dựng cộng đồng và mạng lưới cộng đồng khắc phục tình trạng này, và đâu là tri thức đáng giá, công nghệ địa phương hoặc một vài hành động khắc phục thiên tai trong tương lai.

Mạng lới Kiến trúc sư Cộng đồng (Community Architects Network - CAN) được thành lập vào năm 2010 để kết nối các nhà chuyên môn từ kiến trúc sư, quy hoạch sư tới các nhà môi trường quan tâm đến các hoạt động phát triển tại cộng đồng và quy hoạch với sự tham gia của cộng đồng. Thiết kế với sự tham gia của cộng đồng (participatory design) đòi hỏi nhà chuyên môn những kỹ năng, giá trị và những ý tưởng sáng tạo vượt khỏi cách thức hành nghề truyền thống. Do đó mạng lưới trở thành không gian cho sự trao đổi kiến thức của cộng đồng chuyên môn về thiết kế với/bởi/cho cộng đồng dân cư và xây dựng năng lực cho chính các kiến trúc sư cộng đồng. Mạng lưới Kiến trúc sư Cộng đồng nay đã phát triển ra 24 quốc gia ở 3 châu lục (Á, Âu và Phi) trong đó có Việt Nam. 

Supawut “Tee” Boonmahathanakorn, Kiến trúc sư và nhà tổ chức / CAN
(Bản dịch bởi Nguyễn Thị Thịnh, thành viên CAN Việt Nam)

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo