TPHCM dự kiến sẽ thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố từ ngày 1/1/2024. Mức thu phí cho hoạt động trông giữ xe từ 20.000-350.000 đồng/m2/tháng và mức thu phí cho các hoạt động khác từ 20.000-100.000 đồng.
Người nộp phí là các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng tạm thời lòng đường để tổ chức các hoạt động văn hóa và điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa… (Ảnh: MH)
Theo TTXVN, TPHCM dự kiến sẽ thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố từ ngày 1/1/2024. Nội dung này vừa được nêu trong tờ trình của Sở Giao thông vận tải gửi UBND TPHCM về mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố.
Theo đó, mức thu phí cho hoạt động trông giữ xe từ 20.000-350.000 đồng/m2/tháng và mức thu phí cho các hoạt động khác từ 20.000-100.000 đồng. Mức phí được đề xuất tùy theo giá đất bình quân tại 5 khu vực. Khu vực một gồm quận 1, 3, 4, 5, 10, Phú Nhuận, khu A khu đô thị mới Nam thành phố, khu đô thị mới Thủ Thiêm, sẽ có mức thu phí cao nhất. Khu vực 5 là huyện Cần Giờ sẽ có mức thu thấp nhất.
Người nộp phí là các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng tạm thời lòng đường để tổ chức các hoạt động văn hóa và điểm trông giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa; làm điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị; bố trí điểm, giữ xe máy, xe mô tô, xe đạp có thu tiền dịch vụ trông giữ xe. Nếu số ngày sử dụng lòng đường, hè phố dưới 15 ngày trong một tháng thì tính phí nửa tháng; từ 15 ngày trở lên trong một tháng thì tính phí 1 tháng.
Theo tính toán, dự kiến số phí thu được từ hoạt động này là hơn 1.500 tỉ đồng/năm. Số tiền này sẽ nộp vào ngân sách phục vụ hoạt động thu phí và công tác quản lý, bảo trì, khai thác lòng đường, hè phố.
Cũng theo bản tin trên, thành phố sẽ thực hiện thu phí ở các tuyến đường đủ điều kiện theo danh mục được ban hành. Việc xây dựng đề án thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố được cho là một trong những giải pháp để lập lại trật tự xã hội, mỹ quan đô thị, hướng đến xây dựng thành phố phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo công tác quản lý và tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình tham gia sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố.
Trước đó, hồi tháng 7 vừa qua, UBND thành phố đã ban hành quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố, trong đó, ưu tiên cho mục đích giao thông. Nếu sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố cho các trường hợp nêu trên thì cá nhân, tổ chức cần đảm bảo các nguyên tắc là không gây mất trật tự an toàn giao thông; phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ tối thiểu từ 1,5 m; phần lòng đường còn lại đủ bố trí tối thiểu 2 làn xe ô tô chạy cùng một chiều.
Trúc Đào
(KTSG Online)
- Long An sẽ hình thành 10 trung tâm logistics đến năm 2030
- Đà Lạt sẽ sáp nhập thêm huyện Lạc Dương, mở rộng diện tích gấp 4 lần
- Bình Dương: Đến năm 2030 sẽ xây thêm 200.000 căn nhà ở xã hội
- Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng thành phố thông minh
- Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu, hạn chế tối đa nhà cao tầng ven sông
- Việt Nam mới chỉ có 300 công trình xanh
- Tuần lễ Công trình Xanh: Cơ hội phát triển “sạch” cho ngành Xây dựng
- Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà trở thành Di sản Thiên nhiên Thế giới của UNESCO
- Đồng Nai trải mời gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
- TPHCM: Xây dựng đô thị theo mô hình đa trung tâm