Quy hoạch đô thị là một ngành khoa học và nghệ thuật về tổ chức không gian đô thị đã có lịch sử lâu đời. Sản phẩm của quy hoạch chính là những thành phố, thị trấn, những khu vực đô thị - nơi dung dưỡng đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của một cộng đồng dân cư trong mối quan hệ hài hoà với môi trường thiên nhiên. Tìm hiểu về lịch sử và diễn tiến các kỹ thuật quy hoạch được áp dụng trên một đô thị sẽ cung cấp nhiều gợi ý, bài học cho một sự phát triển phù hợp và bền vững của đô thị đó trong tương lai.
Với mong muốn tạo lập một diễn đàn học thuật cung cấp cơ hội trao đổi kiến thức và kinh nghiệm giữa các chuyên gia quốc tế về lịch sử kỹ thuật quy hoạch đô thị tại khu vực Châu Á, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch - Đại học Xây dựng tổ chức buổi Hội thảo quốc tế với cùng chủ đề. Hội thảo mang tên Lịch sử Quy hoạch Đông Á và Bảo tồn di sản văn hóa sẽ được tổ chức vào 01/10/2018.
CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA
- Ban tổ chức: Khoa Kiến trúc và Quy hoạch – Đại học Xây dựng
- Đơn vị phối hợp tổ chức: Học Hội Quy Hoạch Đô Thị Trung Quốc, Phân hội ủy viên khoa học chuyên đề Lịch Sử Quy Hoạch Đô Thị và Lý Luận
THỜI GIAN: Cả ngày 1/10/2018 (sáng: 8h00 – 12h00 / chiều: 13h30 – 17h00)
ĐỊA ĐIỂM: Phòng họp tầng 1 Hội trường G3 – Trường Đại học Xây dựng, 55 Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
LỊCH TRÌNH HỘI THẢO: Sáng: 8.00 – 12.00 8.00 – 8.30: Đăng kí và đón tiếp đại biểu 8.30 – 9.00: Khai mạc hội thảo
9.00 – 9.30: Bài 1 – Lịch sử Quy hoạch đô thị Hà nội (PGS. Nguyễn Trúc Anh – Viện trưởng Viện Quy hoạch Hà Nội) 9.30 – 10.00: Bài 2 – Đô thị và Quy hoạch đô thị Trung Quốc thời kỳ cận hiện đại: Quá trình hình thành và các loại hình (GS Li Baihao - trường Đại Học Nam Kinh– Phó chủ tich kiêm Tổng thư ký Học hội Lịch sử Quy hoạch thuộc Hội Quy hoạch đô thị Trung Quốc) 10.00 – 10.30: Bài 3 - Bảo tồn thích ứng, phương pháp tiếp cận để bảo tồn và phát huy giá trị di sản làng xã truyền thống (PGS. Phạm Hùng Cường – Trưởng Khoa Kiến trúc và Quy hoạch) 10.30 – 10.45: Trao đổi của một số chuyên gia Việt Nam 10.45 – 11.00: Nghỉ giữa giờ 11.00 – 11.30: Bài 4- Tiến trình cận hiện đại hóa không gian truyền thống Nhật Bản (Phó Giáo Sư Yasutaka Matsumoto - Đại Học Công Nghiệp Nam Kinh) 11.30 – 12.00: Bài 5 – Nghiên cứu mối quan hệ giữa những sự kiện lịch sử lớn và quy hoạch xây dựng của đô thị đường sắt: Lấy ví dụ phân tích về thành phố Cáp Nhĩ Tân (Giáo sư Zhao Zhiqing – Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, Chủ tịch Hiệp hội Quy hoạch đô thị Trung Quốc) Chiều: 13.30-16.30 13.30 – 14.00: Bài 6 – “Chuyển hướng Văn-Giáo” trong đô thị cổ đại tại Trung Quốc: Phủ thành Dương Châu triều đại nhà Minh-Thanh (Giáo Sư Wang Lumin - trường Đại Học Thẩm Khuyến, Phó chủ tich Học hội Lịch sử Quy hoạch thuộc Hội Quy hoạch đô thị Trung Quốc) 14.00 – 14.30: Bài 7 – Bảo tồn các giá trị truyền thống của làng Việt trong sự phát triển tiếp nối (KTS. Lê Thành Vinh – Nguyên Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích) 14.30 – 15.00: Bài 8 – “Tướng địa” và “doanh thành” trong thời cổ đại Trung Quốc (Giáo sư Wu Tinghai – Trường ĐH Thanh Hoa, Phó chủ tịch Học hội Lịch sử Quy hoạch thuộc Hội Quy hoạch đô thị Trung Quốc) 15.00 – 15.15: Nghỉ giữa giờ 15.15 – 15.45: Bài 9 – Diễn biến không gian đường phố Khu Phố cổ Hà nội (TS. Saori Kashihara – Đại học Tokyo) 15.45 – 16.15: Bài 10 –Về “Cứ Doanh Cao Xưởng” trong Quy hoạch trật tự không gian Vùng của thành phố cổ đại Trung Quốc: Lấy ví dụ về Vùng kinh đô Trường An đời Tùy Đường (PGS. Guo Lo – Trường ĐH Thanh Hoa) 16.15 – 17.00: Thảo luận – Kết luận |
- Hội thảo Dự án thành phố công nghệ cao năng lượng di động châu Á-Thái Bình Dương (APMEC)
- Loạt hội thảo quốc tế bàn về các lĩnh vực trọng yếu của Việt Nam
- ASHOW#2 - Sự kỳ diệu của Thiên nhiên (The Magic of Nature) tại TPHCM
- Phát động cuộc thi thiết kế mẫu hàng nội ngoại thất gỗ - Giải Hoa Mai 2018-2019
- ‘cao / độ / chiều’ - triển lãm đôi của văn phòng kiến trúc vn-a và Trương Quế Chi
- Tuần lễ Kiến trúc Xanh Việt Nam 2018
- AGO Talk: "Đô thị hóa với bản sắc Việt Nam: Đi tìm lời giải từ hiện tại và quá khứ"
- FuturArc Green Leadership Award 2019
- ASHOW#1: Sự kỳ diệu của Thiên nhiên (The Magic of Nature)
- Cuộc thi FuturArc Prize 2019