22/25 quốc gia nghèo nhất thế giới nằm ở châu Phi, 3 quốc gia còn lại là Tajikistan Yemen, và Myanmar ở châu Á.
Có nhiều cách để đo lường hoạt động kinh tế và độ giàu có của một quốc gia. Đồ thị thông tin dưới đây thể hiện 25 quốc gia nghèo nhất thế giới dựa trên GDP bình quân đầu người năm 2023 theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Theo đó, hầu hết các quốc gia nghèo nhất nằm ở châu Phi với 22/25 đại diện. Ba nước còn lại là Yemen, Tajikistan và Myanmar ở châu Á.
(Nguồn: Visual Capitalist)
Burundi, với dân số gần 13 triệu người, là một trong những quốc gia nhỏ nhất châu Phi tính theo diện tích. Nước này có GDP bình quân đầu người thấp nhất thế giới, chỉ 308 USD. Giành được độc lập vào năm 1962 sau nhiều năm là thuộc địa của Đức và Bỉ, Burundi vừa trải qua 5 thập kỷ xung đột dân sự và tham nhũng. Tuy nhiên, IMF dự báo kinh tế nước này đang đi theo chiều hướng tích cực nhờ những cải cách về kinh tế gần đây.
Chênh lệch về GDP bình quân đầu người giữa Burundi và quốc gia giàu nhất thế giới - Luxembourg là gần 415 lần.
Quốc gia nghèo thứ hai và thứ ba thế giới là Sierra Leone và Malawi, cũng nằm ở châu Phi với GDP bình quân đầu người lần lượt là hơn 471 USD và 482 USD.
Ba quốc gia không thuộc châu Phi nằm trong danh sách 25 quốc gia nghèo nhất thế giới là Yemen, Tajikistan và Myanmar có GDP bình quân đầu người lần lượt là hơn 871 USD, 1.100 USD và 1.200 USD.
*GDP bình quân đầu người được tính bằng cách chia tổng sản lượng kinh tế của một quốc gia, vùng lãnh thổ (tổng sản phẩm trong nước - GDP) cho tổng dân số của quốc gia, vùng lãnh thổ đó.
Hoài Thu
(VnEconomy)
- Thế giới đối mặt nhiệt độ cao kỷ lục trong năm nay khi El Nino quay trở lại
- G7 nhất trí tăng tốc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch
- Thế giới đang bước vào kỷ nguyên năng lượng sạch
- Thị trấn ngọc trai lâu đời nhất được tìm thấy ở đảo Sinniyah (UAE)
- EU thống nhất nâng mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2030
- Những thành phố đắt đỏ nhất trong việc đi công tác
- Châu Âu tuyên chiến với “tẩy rửa xanh” (greenwashing)
- Những nơi ô nhiễm không khí nhất thế giới: Ấn Độ và Trung Quốc trong top đầu
- Bùng nổ dự án nhà máy pin trữ điện ở Úc nhờ chuyển đổi năng lượng
- EU quyết tâm tìm đối sách cho chiến lược trợ cấp công nghệ xanh của Mỹ