Ashui.com

Friday
Mar 29th
Home Chuyên mục Quy hoạch đô thị Tóm lược nội dung báo cáo lần 3 Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội

Tóm lược nội dung báo cáo lần 3 Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội

Viết email In

Quy hoạch Hà Nội: đô thị mở rộng như thế nào? 

Bản báo cáo quy hoạch lần 3 do liên danh tư vấn quốc tế PPJ (Perkin-Posco-Jina) thực hiện vẽ diện tích đô thị gần 700km2, gấp bốn lần hiện trạng (185km2). Với dân số tăng 1,5 lần vào năm 2030 (10 triệu/6,5 triệu) và gấp đôi vào năm 2050 (13 triệu/6,5 triệu).

Báo cáo này đã được trình Thủ tướng chờ phê duyệt. Quy hoạch dự báo phát triển của Hà Nội, các thành phố vệ tinh chức năng và quá trình mở rộng về phía tây của Hà Nội đến đường Vành đai 4, gồm sự phát triển mới bên bờ bắc sông Hồng… Các ngành gây ô nhiễm sẽ được di chuyển ra khỏi Hà Nội.


(click vào hình ảnh để xem lớn hơn)

Ngay từ khâu quy hoạch, báo cáo đã xác định chiến lược phát triển bền vững, và sau đó áp dụng chiến lược này trong suốt quá trình phát triển Hà Nội như đô thị mở rộng. Muốn vậy, các phát kiến mở rộng đô thị trong vùng thủ đô Hà Nội phải đảm bảo phát triển mục đích sử dụng đất hỗn hợp để cân bằng giữa công việc và nhà ở…, phát triển nén và mật độ cao, giao thông công cộng toàn diện.

Điểm nhấn khu đô thị mở rộng phía nam sông Hồng nằm ở khu vực từ đường vành đai 3 – 4 phía nam sông Hồng dự kiến đến năm 2030 có quy mô dân số 1,5 – 1,7 triệu người. Tổng diện tích tự nhiên: 18.411,7ha. Tổng đất xây dựng đô thị: 15.000 – 17.000ha. Chức năng chính:

  • Trung tâm văn hoá nghệ thuật cấp quốc gia.
  • Trung tâm hành chính quốc gia.
  • Trung tâm thương mại tài chính ngân hàng cấp thành phố.
  • Trung tâm thể thao quốc gia.
  • Công viên đô thị cấp thành phố.
  • Vành đai xanh sông Nhuệ.

Định hướng quy hoạch, chỉnh trang khu nội đô Hà Nội: Môi trường xanh, hiện đại

Khu vực nội đô giới hạn bởi tám quận nội thành cũ. Phía bắc và đông giáp sông Hồng. Phía nam: khu vực ga Giáp Bát, hồ Yên Sở. Phía tây: khu vực đường vành đai 3.

  • Dân số 2 – 2,2 triệu người (đến năm 2030).
  • Tăng mật độ cây xanh, mặt nước lên: 7 – 15m2/người.
  • Đất giao thông: 18 – 20%.

Hình thành hệ thống các trung tâm, dịch vụ chất lượng cao. Tăng cường không gian mở, cây xanh và mặt nước. Nâng cấp hệ thống giao thông. Lưu ý bảo tồn kiến trúc.



Vùng (1) khu vực nội đô

Vẻ đẹp tự nhiên của sông hồ được đặc biệt chú trọng trong quy hoạch. Các không gian mặt nước sẽ được khai thác tạo không gian mở đô thị. Hình thành tại các không gian này các trung tâm tài chính và kinh doanh, thị trấn giáp mặt nước, khu liên hợp thể thao… Khai thác các hồ hiện có làm chức năng hồ điều hoà và xây dựng mới các hồ điều hoà ven sông. Cải thiện chất lượng nước và tạo cảnh quan ven sông. 

Từ lõi trung tâm đến vành đai 2. Đây là vùng tập trung dày đặc các di tích Thăng Long cổ và nhiều kiến trúc lịch sử, văn hoá.

Kiểm soát phát triển dân số, bổ sung đủ hệ thống hạ tầng kỹ thuật (giao thông, bãi đỗ xe…) Ưu tiên quỹ đất hình thành hành lang xanh.

Di chuyển các cơ sở sản xuất, từng bước di chuyển công sở (không phục vụ trực tiếp người dân thủ đô) dành quỹ đất ưu tiên phát triển đủ hạ tầng xã hội (trường học, nhà trẻ, văn hoá, cây xanh). Khai thác, tổ chức hệ thống bãi đỗ xe tĩnh theo hướng hạ ngầm hoặc cao tầng kết hợp cây xanh, khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao. Khai thác phát triển các cơ sở lưu trú, thương mại, dịch vụ phục vụ du lịch.

Vùng (2) khu vực từ vành đai 2 đến sông Nhuệ (phía nam sông Hồng)

Khai thác quỹ đất dọc sông Nhuệ hình thành hệ thống hồ điều hoà cùng với nhánh sông Tô Lịch (ở phía nam) và hồ Linh Đàm, Yên Sở kết hợp hệ sinh thái, cây xanh thảm thực vật, hệ thống thoát nước và tạo thành hành lang xanh hoàn chỉnh kết nối với hệ thống cây xanh sông Hồng. Phát triển đô thị mới và khuyến khích điều chỉnh các khu đô thị theo hướng đô thị nén với các dịch vụ đô thị cao cấp.

Xung quanh hồ Tây: khuyến khích chuyển đổi chức năng đất ở cũ sang các dịch vụ du lịch cao cấp. Tầng cao trung bình 2 – 4, tối đa 9.

Tại khu vực đường vành đai 2 và 3: khuyến khích phát triển cao tầng. Khuyến khích xây dựng mới các khu nhà ở có tiện ích trung và cao cấp.

  • Nguồn : theo báo cáo lần 3 Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 — do liên danh tư vấn quốc tế PPJ (Perkin-Posco -Jina) thực hiện, đã báo cáo Thủ tướng 
(Theo Sài Gòn Tiếp thị / tiêu đề do Ashui.com đặt) 


[ Chuyên đề : Quy hoạch Hà Nội mở rộng ] [ FORUM

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo