Ashui.com

Sunday
Nov 10th
Home Chuyên mục Năng lượng - Môi trường Thế giới mất 10% diện tích rừng nhiệt đới nguyên sinh vào năm 2022

Thế giới mất 10% diện tích rừng nhiệt đới nguyên sinh vào năm 2022

Viết email In

Năm ngoái, diện tích của các khu rừng nhiệt đới nguyên sinh trên toàn cầu suy giảm 10% trong do nạn khác thác gỗ trái phép, chặt phá rừng để lấy đất canh tác cũng như hoạt động khai thác vàng. Con số này tương đương với diện tích của Thụy Sĩ.

Số liệu trên được nêu ra trong báo cáo nghiên cứu chung của Đại học Maryland (Mỹ) và tổ chức Giám sát rừng toàn cầu (GFW) của Viện Tài nguyên thế giới, có trụ sở ở Washington, công bố hôm 27/6. Theo báo cáo, sự suy giảm hàng năm của rừng nguyên sinh nhiệt đới tăng nhanh vào năm 2022, bất chấp cam kết chấm dứt phá rừng vào năm 2030 mà 145 nước ký kết tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) ở Glasgow, Scotland vào năm 2021.


Một khu vực của rừng nhiệt đới Amazon ở Humaitá, Brazil bị đốt phá hồi tháng 9/2022.
(Ảnh: Getty)

Brazil đã ký cam kết COP26 nhưng vào năm ngoái đây là nước có diện tích rừng nguyên sinh nhiệt đới bị phá hủy lớn nhất. Tình trạng này diễn ra trong năm cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Jair Bolsonaro.

Ông Bolsonaro bị cáo buộc nhắm mắt làm ngơ trước tốc độ phá rừng tăng vọt trong nhiệm kỳ 4 năm của mình. Các nhà bảo vệ môi trường cho biết, nhiều băng nhóm tội phạm bao gồm những người khai thác gỗ, chủ trang trại và khai thác vàng bất hợp pháp, đã gia tăng hoạt động hoạt động ở rừng Amazon để tối đa hóa lợi nhuận trước khi ông Bolsonaro thất bại trong cuộc bầu cử hồi tháng 10-2022.

Rừng nhiệt đới là nơi lưu trữ hàng đầu đối với khí carbon dioxide. Vì vậy, nạn phá rừng là một trong nguyên nhân chính dẫn đến lượng khí thải nhà kính tăng trên toàn cầu.

Báo cáo của Đại học Maryland và GFW cho biết, bất chấp nhận thức ngày càng nâng cao của các doanh và các nhà hoạch định chính sách về sự cần thiết phải hạn chế mất rừng trên toàn thế giới, diện tích rừng nhiệt đới nguyên sinh tương đương với 11 sân bóng đá biến mất mỗi phút vào năm ngoái. Điều này làm giải phóng lượng khí thải carbon tương đương với lượng khí thải từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch hàng năm của Ấn Độ.

Tổn thất rừng nhiệt đới nguyên sinh cũng xảy ra ở một nước khác bao gồm Cộng hòa Dân chủ Congo và Bolivia, do các hoạt động bao gồm phá rừng để lấy đất canh tác nông nghiệp.

Các tổn thất rừng nhiệt đới nguyên sinh của Brazil không liên quan đến hỏa hoạn tăng 20% vào năm ngoá, lên mức cao nhất kể từ năm 2005, do hoạt động gia tăng của các băng nhóm tội phạm.

Báo cáo của của Đại học Maryland và GFW chỉ ra rằng ở phía tây Amazon, các điểm nóng phá rừng tiếp tục tập trung vào khu vực xung quanh các con đường và thường là do hoạt động phát quang để làm đồng cỏ chăn nuôi gia súc.

Tuy nhiên, Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva, người kế nhiệm ông Bolsonaro, đã cam kết trấn áp nạn phá rừng bất hợp pháp, đồng thời cung cấp nhiều nguồn lực và hỗ trợ tài chính hơn cho các cơ quan bảo vệ môi trường của đất nước. Trong tháng 4, nạn phá rừng ở khu vực rừng Amazon thuộc Brazil giảm gần 70% so với năm trước đó.

Trong khi đó, năm 2022, Ghana ghi nhận tốc độ mất rừng nguyên sinh tăng gần 70% so với năm 2021, mức tăng lớn nhất so với bất kỳ nước nào trong những năm gần đây. Phần lớn diện tích rừng bị tàn phá liên quan đến sản xuất ca cao, khai thác vàng và hỏa hoạn và xảy ra trong các khu vực rừng được bảo vệ ở Ghana.

Tuy nhiên, các dấu hiệu thay đổi tích cực đã xuất hiện ở Malaysia và Indonesia, nơi có tỷ lệ mất rừng nguyên sinh nhiệt đới giảm xuống gần mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây. Indonesia là một ví dụ nổi bật, với tình trạng mất diện tích rừng không liên quan đến hỏa hoạn đã giảm 75% kể từ năm 2016.

Một phát hiện đầy hy vọng khác là tình trạng mất độ che phủ của rừng nói chung trên toàn cầu, bao gồm cả rừng nhân tạo cũng như rừng tự nhiên do nguyên nhân từ các hoạt động con người hoặc tự nhiên, giảm khoảng 10% vào năm ngoái.

Báo của Đại học Maryland và GFW cho biết, điều này phần lớn là nhờ các vụ cháy rừng ở Nga ít xảy ra hơn. Năm 2022 cũng là “năm tương đối yên ắng đối với các vụ cháy rừng trên toàn cầu” với thiệt hại liên quan đến hỏa hoạn giảm gần 1/3 so với năm 2021.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo cháy rừng sẽ trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn ở một số nước khi biến đổi khí hậu gia tăng. Viện Tài nguyên thế giới cho biết các vụ cháy rừng hiện đang làm mất diện tích cây che phủ gần gấp đôi so với 20 năm trước.

Khánh Lan

(KTSG Online /Theo Financial Times)


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo