Công trình hiệu quả năng lượng là một chặng đường dài chưa có kết thúc. Mời các bạn cùng EDEEC nhìn lại các công trình bền vững cho Việt Nam theo dòng thời gian trong bài viết này.
Việc thiết kế xây dựng công trình theo thời gian cũng thay đổi không ngừng qua mỗi giai đoạn.
Từ xa xưa, những ngôi nhà cổ truyền thống của cha ông cũng được học hỏi, rút kinh nghiệm dần qua nhiều thế hệ, để tạo ra những không gian tiện nghi nhất có thể:
- Mái nhà thường được làm đua ra nhiều, mái còn giúp thông gió, giúp cản một lượng lớn nhiệt bức xạ mặt trời đi vào trong nhà và tạo sự thông thoáng
- Các cửa phiên cót, thanh gỗ thường được làm linh hoạt, có thể thay đổi theo điều kiện thời tiết bên ngoài. Khi nắng gắt hay trời âm u hệ thống của được điều chỉnh phù hợp.
- Có các lớp không gian đệm trước khi dẫn vào không gian sinh hoạt chính với hàng hiên lớn, cây xanh mặt nước bao bọc.
Khi người Pháp đặt chân tới Đông Dương, Việt Nam bắt đầu xuất hiện những công trình cao tầng được xây bằng gạch vữa. Nhưng không có sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị làm mát hiện đại, những ngôi nhà này cũng có thể đạt được những tiện nghi nhất định.
- Tường nhà thường đủ dầy và nặng giúp tạo hiệu ứng khối nhiệt (thermal mass), giúp ổn định nhiệt trong nhà.
- Có hành lang hai bên lớn rộng bao quanh công trình để che nắng và lưu thông không khí
- Thường dùng cửa trong kính ngoài chớp linh hoạt theo điều kiện thời tiết thay đổi, ánh sáng vẫn vào tốt khi trời âm, vẫn cản được bức xạ nhiệt khi trời nắng
Đầu thế kỷ XXI đánh dấu sự xuất hiện những tòa nhà cao ốc bọc kính tại Việt Nam. Bản thân những tòa nhà này cũng không phải là vấn đề với môi trường, vì trên thế giới đã có những công trình cao ốc bọc kính đạt Công trình cân bằng Năng lượng Net Zero Energy, thậm chí là Positive Energy (năng lượng sản xuất ra vượt năng lượng tiêu thụ). Tuy nhiên nhiều cuộc khảo sát khác nhau cho hàng chục công trình cao ốc bọc kính tại Việt Nam đều cho cùng một kết quả: hầu hết các thiết kế chưa được tính toán kỹ lưỡng cẩn thận, còn nhiều tiềm năng để có thể cải thiện về hiệu quả năng lượng và tiện nghi nhiệt.
- Tiện nghi nhiệt của người sử dụng lệ thuộc hoàn toàn vào hệ thống điều hòa thông gió để làm mát. Các vấn đề về tiện nghi nhiệt như: cùng một lúc có người bị nóng khi ngồi gần diện kính và quá lạnh khi ngồi gần họng xả khí lạnh cũng thường bắt gặp.
- Các vấn đề thiếu ánh sáng tự nhiên hay bị chói dẫn tới phải kéo rèm vào giữa trưa là rất phổ biến
- Chi phí tiêu thụ điện năng ngày càng là mối quan tâm nhiều hơn của chủ đầu tư vận hành công trình trong khi chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống nhiệt và năng lượng còn chưa được tối ưu gây ra những lãng phí không đáng có.
Khi sức ép về tài nguyên thiên nhiên ngày càng lớn và đòi hỏi cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong ngành bất động sản, thì những công trình thông minh hơn hiệu quả hơn sẽ là tương lai bắt buộc cho Việt Nam và cả thế giới. Net Zero Energy đang là tiêu chuẩn mà cả thế giới cùng hướng về mà an ninh năng lượng là câu chuyện ngày càng nóng khắp mọi nơi. Để tiến tới Net Zero Energy cần lộ trình nhiều bước để triển khai nâng cấp dần theo trình độ, năng lực, ví dụ: Net Zero Ready – Near Net Zero – Net Zero Energy – Net Zero toàn diện – đón đọc bài sắp tới về chủ đề này.
Công trình thông minh của tương lai sẽ là công trình được kết hợp hài hòa các giải pháp thiết kế thụ động, hay giải pháp kiến trúc và giải pháp thiết kế chủ động, hệ thống kỹ thuật cơ điện được tối ưu hóa đạt hiệu suất cao, hệ thống điều khiển thông minh, năng lượng tái tạo. Tổng hợp đầy đủ các yếu tố không chỉ giúp tạo ra những công trình có mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn, có thể đạt công trình Net Zero Energy, với khoản chi phí đầu tư không nhất thiết tăng lên.
Những nguyên liệu không thể thiếu của mọi công trình dùng ít tài nguyên hơn, bao gồm cả chi phí đầu tư, nhưng vẫn có thể tạo ra những giá trị sống tốt hơn là gì?
Mời các bạn đón đọc những bài viết sau của EDEEC nhé.
EDEEC
- Lượng khí thải CO2 tăng mạnh do cháy rừng ở Bắc bán cầu
- Úc có thể đóng cửa tất cả nhà máy nhiệt điện than 20 năm tới
- 9 dự án carbon thấp được chọn tham gia Chương trình Thúc đẩy Tài chính khí hậu
- Điện gió ngoài khơi: "Cơ hội kép" cung cấp năng lượng xanh, giảm phát thải tại Việt Nam
- 14/3: Ngày Quốc tế hành động vì các dòng sông
- Việt Nam - Nhật Bản: Hợp tác bền vững trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
- Biến đổi khí hậu và những cuộc thích ứng tỉ đô la cho mục tiêu tăng trưởng xanh
- Con đường đến "phát thải zero" sẽ ra sao khi nhà đầu tư điện tái tạo "hụt hẫng"?
- Đông Nam Á nỗ lực "xanh hóa" giao thông công cộng
- Thuế carbon và cạnh tranh giảm phát thải