Báo Financial Times/Bloomberg 12/9 đăng tít lớn “Đường mòn Golf Hồ Chí Minh làm phương hại lúa gạo của Việt Nam”. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Kế hoạch của Việt Nam để xây dựng 123 sân golf đang đặt ra mối phương hại cho lúa gạo Việt Nam. Các chính quyền địa phương đã cấp phép số sân golf gấp tám lần vào năm 2010, tạo nên điều mà công ty du lịch Việt Nam Exotissimo gọi là "đường mòn golf Hồ Chí Minh". Ngày 25/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu đến cuối năm phải hoàn thành việc đánh giá lại kế hoạch xây dựng các sân golf, đánh giá dự án nào thực sự cần thiết.
"Đây thực sự là vấn đề an ninh lương thực", ông Robert Bicknel, Giám đốc sân King’s Island gần Hà Nội, sân golf đầu tiên được xây dựng ở đất nước này sau thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nói. "Việt Nam bỗng tỉnh lại và tự hỏi đất nông nghiệp còn lại bao nhiêu?”
"Đây thực sự là vấn đề an ninh lương thực"
Hai phần ba trong tổng số 24,7 triệu hecta đất trồng trọt của Việt Nam là trồng rừng, lúa, cà phê, hạt điều, hồ tiêu và cao su. Mỗi năm Việt Nam giảm 51.700 hecta đất trồng lúa - theo ông Trần Thế Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Theo báo cáo tháng 6 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu nâng tổng số sân golf lên 139 từ 16 sân hiện nay thì Việt Nam sẽ mất hơn 44.500 hecta.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, chính sách Đổi mới của Việt Nam đã tăng tốc độ tô thị hóa lên 81% so với năm 1990, trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Mức tăng dân số khoảng 29% so với năm 1990 dẫn tới việc chính phủ quyết định tạm thời ngừng xuất khẩu gạo trong đầu năm 2008 và quyết định áp dụng thuế xuất khẩu đối với sản phẩm này.
Môn thể thao xa xỉ
Việt Nam đã lập Hiệp hội Golf Việt Nam năm ngoái, nhằm thúc đẩy bộ môn thể thao này. Vua Bảo Đại đã từng chơi môn thể thao này trước khi ông thoái vị năm 1945. Câu lạc bộ golf của Bảo Đại vẫn còn hoạt động ở khu biệt thự cũ của ông ở Đà Lạt.
Dự kiến số người chơi golf ở Việt Nam sẽ tăng lên 50.000 người so với 8.000 hiện nay, theo ông Nguyễn Ngọc Chu, Tổng thư kí Hiệp hội Golf Việt Nam.
"Chúng tôi thường nói rằng ở Việt Nam cái gì đắt tiền được xem là xa xỉ, nhưng ngày nay, người dân đang thay đổi cách nhìn. Chúng tôi phải làm việc, chúng tôi phải kiếm tiền, và chúng tôi tận hưởng nó", ông Chu nói.
Golf đã được giới thiệu vào Việt Nam từ những năm 1920 khi kiến trúc sư người Pháp Ernest Hebrard thiết kế một sân golf ở khu du lịch trên đồi ở cao nguyên miền Trung ở Đà Lạt, thủ phủ của tỉnh Lâm Đồng.
Riêng tỉnh Lâm Đồng, nơi trồng cafe lớn thứ 2 của Việt Nam, và thành phố Hồ Chí Minh đã cấp phép 6 dự án sân golf ở mỗi tỉnh thành.
Chúng tôi phải làm việc, chúng tôi phải kiếm tiền, và chúng tôi tận hưởng nó"-
Ông Nguyễn Ngọc Chu
Ngoại lai, điểm đến mới
"Một trong những nguyên nhân khiến golf được hấp dẫn với người nước ngoài bởi vì rất nhiều sân golf đã được xây dựng. Việt Nam bị hấp dẫn từ bên ngoài, trở thành điểm đến mới của golf", ông George Ehrlich-Adam, giám đốc điều hành của Exotissimo ở Tp. HCM nói.
Công ty Hàn - Việt, một DN liên doanh giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong tháng 11 năm ngoái đã nhận được giấy phép cho xây dựng sân golf và khu nghỉ dưỡng ở làng K"ren của người thiểu số K"hor, cách Đà Lạt 15 cây số ở Đông Bắc.
"Các sân golf tạo ra việc làm, mang lại nhiều tiền hơn cho người địa phương, phát triển các dịch vụ và thu hút những khách du lịch nước ngoài cao cấp", Nguyễn Tạo, giám đốc trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch ở Đà Lạt, Lâm Đồng nói. "Trồng cafe không đảm bảo thu nhập ổn định bởi giá cafe lên xuống thất thường".
Dự án Hàn - Việt sẽ sử dụng khoảng 80 ha đất nông nghiệp, trưởng bản Bon Nor K"Do nói trong cuộc trả lời phỏng vấn ngày 15/8. Khoảng 700 người đang phụ thuộc vào trồng cafe, lúa gạo, hoa quả, rau và hoa ở khu đất nằm trong dự án này.
Giết chết sinh kế
"Sân golf sẽ giết chết sinh kế của người dân ở đây", Bon Yok,43 tuổi, mẹ của 7 đứa con từ 2 đến 21 tuổi nói. "Những người của sân golf nói họ sẽ cung cấp việc làm cho chúng tôi, nhưng có thể chúng tôi chỉ trồng cỏ hoặc làm công việc xây dựng trong 3 năm".
Kế toán của công ty Hàn Việt tại Đà Lạt nói giám đốc điều hành không muốn bình luận gì.
Chính phủ có thể được hỗ trợ trong việc ngăn chặn những sân golf mọc lên nhờ vào việc giảm tốc tăng trưởng kinh tế.
Việt Nam đã cắt giảm mục tiêu tăng trưởng của năm 2008 từ 9% xuống còn 7% sau khi tăng lãi suất gấp 3 lần trong năm nay nhằm làm chậm lại mức lạm phát tăng cao nhất ở châu Á. Trong năm ngoái, kinh tế Việt Nam đặt mức tăng trưởng 8,5%, cao nhất trong vòng hơn một thập kỷ qua.
Xây dựng chậm lại
"Bạn sẽ thấy rất nhiều sân golf đang xây dựng sẽ chậm lại", Peter Ryder trưởng phòng đầu tư của công ty đầu tư tài chính Indochina nói. Công ty này đã đầu tư 60 triệu USD vào dự án chuỗi Montgomerie rộng 70 ha được thiết kế bởi Colin Mongtgomerie ở miền Trung Việt Nam.
Các quan chức tỉnh Lâm Đồng nói dự án này không sử dụng đất nông nghiệp và họ thường cấp phép cho các sân golf này như một dạng đầu tư trọn gói.
"Chúng tôi bảo tồn đất cho nông nghiệp do đó các dự án sân golf sẽ không ảnh hưởng đến sản xuất", Phan Văn Dũng, phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lâm Đồng nói trong cuộc trả lời phỏng vấn hôm 14/8. "Các nhà đầu tưthường muốn bao gồm một sân golf trong dự án khu nghỉ dưỡng hoặc khách sạn để gia tăng giá trị".
76 sân golf được cấp phép đang trong quá trình xây dựng, chiếm hơn 23.800 ha, trong đó 15.400 ha là đất trồng trọt. Tại tỉnh Lâm Đồng, khoảng 4/5 trong số 2.500 ha đất sân golf vốn là đất nông nghiệp.
UBND Tp.HCM không có kế hoạch thông qua bất cứ dự án sân golf mới nào cho đến khi có đánh giá hiệu quả của các dự án hiện tại.
Theo ông Chu, ở Hiệp hội Golf Việt Nam, lí do thật đơn giản: "Nước nào cũng có các sân golf và chúng tôi nên có chúng tại Việt Nam".
Phương Loan / Tuần Việt Nam (Theo Bloomberg)
- Kiến trúc Hà Nội không phong cách - lỗi có phải của KTS?
- Kiến trúc Hà Nội - kiến trúc... không phong cách
- Nói thẳng về nền kiến trúc Việt Nam
- Thăng Long ngàn xưa và tên gọi Thủ đô mới hôm nay
- Thăm sông Seine, nghĩ về "Quy hoạch Sông Hồng"
- Quy hoạch thành phố sông Hồng: Trách nhiệm trước lịch sử
- Hà Nội cần một quy hoạch khỏi chỉnh sửa trong tương lai!
- "Xuyên thủng" hồ Tây và "bán đứt" 2.170ha đất để... được gì?
- Đường hầm xuyên lòng hồ Tây: Đã sáng suốt, hợp thời chưa?
- Nói thẳng về những dự án quy hoạch Hà Nội