Ashui.com

Wednesday
Apr 24th
Home Dự án Kinh tế / Pháp luật Nhà siêu mỏng: Trách nhiệm thuộc chính quyền địa phương

Nhà siêu mỏng: Trách nhiệm thuộc chính quyền địa phương

Với dạng nhà siêu mỏng, siêu méo, theo báo cáo của 14 /29 quận, huyện ở Hà Nội  đã có tới 172 trường hợp; TP Cần Thơ cũng có tới 128 trường hợp và TPHCM tuy chưa có con số thống kê nhưng chắc chắn con số cũng không nhỏ. 

Dư luận  bức xúc trước sự lúng túng, bất lực và không loại trừ khả năng bao che của chính quyền địa phương.

Địa phương nào cũng có chế tài

Ngoài các quyết định, thông tư hướng dẫn của Chính phủ, thì TP nào hầu như cũng có những chỉ thị rất cụ thể để đảm bảo về trật tự xây dựng. Thí dụ, UBND TP Hà Nội có chỉ thị 02 (2/2009) về tăng cường công tác quản lý xây dựng, trong đó nêu rõ trách nhiệm của chính quyền phường: Phải có trách nhiệm kiểm tra, quản lý sau cấp phép xây dựng, kiểm tra điều kiện khởi công công trình và đặc biệt là ngăn tình trạng xây dựng nhà siêu mỏng. Trong chỉ thị 24 (tháng 8/2009) của UBND TP Hà Nội cũng có chế tài rất rõ: Nếu chính quyền địa phương, cá nhân, tập thể mà dung túng trong vấn đề xây dựng không phép, sai phép thì đều phải xử lý. Còn UBND TPHCM ban hành Quyết định 04 ngày 17/1/2006, theo đó nếu diện tích đất không đủ chuẩn (tức nhỏ hơn 36m2) thì công trình sẽ bị khống chế tầng cao và quy mô xây dựng.

  • Ảnh bên : Theo thời gian, nhà siêu mỏng, siêu méo không những không giảm bớt mà có xu hướng tăng lên theo các con đường mới mở.

Còn theo điều 6, Quyết định 135 ngày 8/12/2007 của UBND TPHCM, nếu lô đất tại mặt tiền đường có diện tích từ 15m2 đến dưới 36m2, có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3m trở lên thì được phép xây dựng mới tối đa 2 tầng... Tuy nhiên trên thực tế, những nhà siêu mỏng vẫn vô tư nghiêng ngả giữa mặt phố lớn của cả hai TP lớn nhất nước. Dù rằng, riêng Hà Nội và TPHCM có lực lượng thanh tra xây dựng xuống tới tận cấp phường, xã. Vậy đâu là lý do?

Còn tại TP Cần Thơ, tại kỳ họp lần thứ 20 HĐND mới đây, trả lời chất vấn, ông Mai Như Toàn - Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho rằng: “Tình trạng nhà siêu mỏng phát sinh do thời gian qua thành phố tiến hành chỉnh trang đô thị, cải tạo, nâng cấp và đầu tư mới các tuyến đường”.  Vậy, phải chăng các quyết định, cơ chế, chính sách của Nhà nước về trật tự xây dựng chưa chặt chẽ hay chính các cấp chính quyền buông xuôi?

Trách nhiệm của địa phương

Trao đổi với PV về vấn đề này, TS Phạm Gia Yên - Chánh thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, Quyết định số 39/2005 về hướng dẫn thi hành Điều 121 của Luật Xây dựng đã quy định rất rõ: Sau quy hoạch nếu diện tích nhỏ hơn 15m2 hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng nhỏ hơn 3 mét thì không được xây dựng. Như vậy nếu chúng ta quản lý tốt thì chắc chắn sẽ không có nhà siêu mỏng kể từ khi QĐ số 39/2005 có hiệu lực thi hành. Nhưng sau đó tình trạng này vẫn diễn ra thì nguyên nhân có nhiều, nhưng trước tiên là do khâu quản lý bị cắt khúc. Ông Yên nhấn mạnh: Nhưng nguyên nhân chính vẫn là do buông lỏng hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền trong quản lý xây dựng đô thị.

TS Phạm Gia Yên cho rằng, dựa trên tiêu chí tại QĐ số 39 của Chính phủ, nếu UBND các tỉnh, TP yêu cầu các cấp chính quyền cơ sở tổng hợp có bao nhiêu nhà siêu mỏng trước và sau thời điểm tháng 3/2005 (ngày QĐ số 39 có hiệu lực) thì sẽ hình dung được mỗi tỉnh và cả nước có bao nhiêu nhà siêu mỏng. Chánh thanh tra Bộ Xây dựng nhận xét: “Những con số này là cơ sở để xử lý những vị có trách nhiệm, thẩm quyền, có trách nhiệm mà không thể chối cãi được. Và có như vậy, chắc chắn nhà siêu mỏng không dám mọc lên nữa”. 

(Theo Lao Động

>> Bỏ nhà siêu mỏng, siêu méo: Không thể trốn trách nhiệm 

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo