Theo khảo sát, New York (Mỹ) đang đứng đầu danh sách 207 thành phố có sinh hoạt đắt đỏ nhất với người nước ngoài sống, làm việc tại đó.
Theo Korea Herald, công ty tư vấn toàn cầu ECA International thực hiện cuộc khảo sát, tìm ra 207 thành phố/120 quốc gia có người nước ngoài cư trú nhiều nhất để tham khảo chi phí sinh hoạt.
Số liệu nhằm tìm ra đâu là thành phố có mức sống đắt đỏ nhất với người nước ngoài sống và làm việc tại đó. Số liệu phân tích dựa trên giá cả hàng hoá và dịch vụ, gồm thực phẩm, phương tiện đi lại, chi phí quần áo và nhà ở.
New York là thành phố có chi phí đắt đỏ nhất với người nước ngoài.
Đứng đầu danh sách thành phố có chi phí làm khó người nước ngoài là New York, Mỹ. Mức sống tăng do lạm phát, chi phí nhà ở liên tục tăng. Hong Kong - Trung Quốc bị đẩy xuống vị trí thứ hai sau bốn năm đứng đầu danh sách thành phố đáng sống nhưng quá đắt đỏ.
Geneva. - Thụy Sĩ và London - Anh lần lượt đứng ở vị trí thứ ba và thứ 4. Vốn đứng vị trí thứ 13 vào năm 2022, năm nay, Singapore bất ngờ vươn lên vị trí thứ 5 do giá nhà đất tăng vọt.
Thụy Sĩ và Mỹ có đến hai cái tên nằm trong danh sách thành phố có mức phí đắt đỏ với người nước ngoài với Zurich - Thụy Sĩ chễm chệ ở vị trí thứ 6 và San Francisco - Mỹ xếp thứ 7.
Thành phố Tel Aviv - Israel đang xếp ở vị trí thứ 8, theo sau đó là thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Điều bất ngờ là "thành phố đáng sống" Tokyo - Nhật Bản giảm đến 5 bậc, từ vị trí thứ 5 xuống vị trí thứ 10.
Hai thành phố nổi tiếng với người nước ngoài tại châu Á đang có xu hướng đảo ngược. Chi phí nhà ở tại Hàn Quốc tăng cao do có những thay đổi trong quy định về thuế nhà đất khiến chi phí sinh hoạt ở Seoul ngày càng đắt đỏ. Trong khi đó, mức sống của Tokyo giảm do tác động của đồng yên Nhật đang giảm trên thị trường.
Trạch Dương
(Tiền Phong)
- Dubai trở thành trung tâm giao dịch nhà ở cao cấp lớn nhất thế giới
- Giá nhà đất ở Singapore lần đầu sụt giảm sau 3 năm
- G20 ra bộ quy tắc ngăn tình trạng "tẩy xanh" hoạt động doanh nghiệp
- "Bom nợ" từ các văn phòng bỏ trống trên khắp thế giới
- Thuê nhà giá rẻ trở nên "bất khả thi" tại Singapore
- Indonesia tự tin có thể đạt mục tiêu net zero trước năm 2060
- 169 nước nhất trí soạn dự thảo hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa toàn cầu
- Chiến lược tái công nghiệp hóa châu Âu
- Brazil xây dựng công trình phun khí CO2 vào rừng nhiệt đới Amazon
- Phiến đá tiết lộ kế hoạch xây dựng "siêu cấu trúc" cổ đại