Liên hợp quốc cho biết sa mạc, đồng cỏ, thảo nguyên và các vùng đất khô cằn khác chiếm khoảng 40% diện tích đất toàn cầu và đảm bảo cuộc sống cho khoảng 2 tỷ người, trong đó 90% là ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, khoảng 10% hệ sinh thái ở các vùng đất khô cằn đã suy thoái do các yếu tố như việc sử dụng đất và nước không bền vững, đe dọa đến cuộc sống của hàng triệu người.
Do vậy, Liên hợp quốc đã đưa ra báo cáo “Đất khô cằn toàn cầu: Phản ứng trên toàn hệ thống của Liên hợp quốc” nhằm đề ra chiến lược và chương trình hành động chung trong toàn bộ máy của Liên hợp quốc trong việc quản lý các vùng đất khô cằn. Cụ thể, báo cáo kêu gọi tăng cường đầu tư vào các vùng đất khô cằn, củng cố các mối quan hệ giữa khoa học và chính sách và đa dạng hóa nghề nghiệp cho các cộng đồng nhằm giảm áp lực đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên để hiện thực hóa các tiềm năng của các vùng đất khô.
Báo cáo nhấn mạnh mục tiêu chống đói nghèo trong các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) sẽ không thể đạt được nếu không giải quyết được các nhu cầu của các cộng đồng sinh sống ở vùng đất khô.
Việc sức khỏe, an ninh lương thực, dinh dưỡng và an ninh của các cộng đồng bị đe dọa do sự suy thoái của đất có thể làm cho các nền kinh tế đang phát triển mất khoảng 4-8% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mỗi năm; những thách thức ở các vùng đất khô tại châu Phi và châu Á đặt ra là đặc biệt khó khăn, trong đó sự thay đổi thất thường của khí hậu thể hiện rõ nhất ở khu vực cận xa mạc Sahara châu Phi và Nam Á khiến các khu vực này có mức thiếu đói thường xuyên cao nhất.
Báo cáo của Liên hợp quốc do 18 cơ quan của tổ chức này soạn thảo thông qua Nhóm quản lý môi trường của Liên hợp quốc (EMG) và được công bố tại cuộc họp của các nước thành viên Công ước Liên hợp quốc về Chống Sa mạc hóa (UNCCD) đang diễn ra tại Hàn Quốc./.
Tin mới hơn:
- Một “Hong Kong xưa” thu nhỏ
- Tháng 6/2012 sẽ diễn ra Hội nghị Liên hiệp quốc về phát triển bền vững (Rio+20) tại Brazil
- Tượng Nữ thần Tự do tròn 125 tuổi
- Vệ tinh phát hiện nhanh di tích cổ đại
- Xây dựng cây cầu dùng năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới bắc qua sông Thames
Tin cũ hơn:
- Thái Lan không thể ngăn lũ tràn vào thủ đô Bangkok
- Sụp đổ một phần Vạn Lý Trường Thành
- Thành phố Boston đứng đầu thế giới về đổi mới
- Pháp cam kết giảm 1/3 số hộ nghèo trong 5 năm tới
- Tước danh hiệu Di sản thế giới của Sevilla?