Ashui.com

Sunday
May 05th
Home Tương tác
Phản biện

Đô thị và cuộc đấu tranh cũ - mới

Đô thị và cuộc đấu tranh cũ - mới

Các di sản kiến trúc đô thị cần được bảo tồn, cải tạo và nâng cấp để trở thành những thành phần vừa quý hiếm lại vừa bình đẳng trong cơ thể đô thị hiện đại.

1. Các đô thị cũ đều có những tích lũy lớn nhỏ. Tích lũy vật chất là quỹ kiến trúc đô thị. Tích lũy tinh thần là truyền thống lịch sử và văn hóa, là nếp sống thị thành. Quỹ kiến trúc đô thị không được tiếp tục sử dụng là một sự phí phạm. Sử dụng mà không tái tạo, nó thành ứ tồn lịch sử, không chung sống cùng cơ thể đô thị hiện đại. Quỹ tinh thần mà không tinh gạn và kế thừa, thì chẳng khác gì tự chặt rễ. Đô thị đánh mất đi cái hồn cùng cốt cách, tạo nên bởi thời gian và sự cộng sinh.

Đô thị, hễ gián đoạn với dĩ vãng, là đánh mất chỗ dựa và bộ nhớ. Quỹ kiến trúc đô thị và quỹ giá trị tinh thần là những di sản, chứ không phải là di tích. Chúng không cần lưu giữ nguyên vẹn. Những di sản đô thị, vật chất và tinh thần, không thể và vô nghĩa nếu đặt vấn đề “di tích hóa”, “bảo tàng hóa”. Chúng chỉ có ý nghĩa khi tiếp nối dòng chảy tự nhiên của mỗi đô thị trên lộ trình bảo tồn - sàng lọc - thích ứng, góp phần tạo nên những tích lũy trong sự tiến hóa không ngừng của đô thị.

2. Với những lý do lịch sử, những tích lũy đô thị ở ta chưa hẳn có niên đại xa xưa, chưa hẳn đã đồ sộ, càng chưa hẳn đã tráng lệ. Tuy nhiên, không vì vậy mà chúng kém phần đặc sắc. Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Huế, TP.HCM, Đà Lạt sở hữu những vốn liếng đô thị tương đối lớn. Nhiều đô thị khác, nhỏ hơn về quy mô và sở hữu những cơ ngơi khiêm nhường hơn từ dĩ vãng, vẫn khá đặc sắc, với sự song tồn dung dị và sinh động hôm qua và hôm nay.

Hà Nội sở hữu những di chỉ khảo cổ học đồ sộ của nền văn minh đô thị Việt, khu 36 phố phường, các làng cổ trong đô thị, các khu phố xây dựng thời thuộc địa, những khung cảnh thiên nhiên đô thị hóa theo cách riêng cùng nếp sống - nếp làm ăn cũ, chưa hẳn phai mờ.

Huế sở hữu cơ ngơi đồng bộ của một kinh đô và thị thành Việt thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, với phức hợp di sản kiến trúc cung đình với cấu trúc đô thị chưa bị suy suyển và các loại hình kiến trúc phong phú. Đặc sắc hơn cả là nhà vườn và các công trình tín ngưỡng, với một khung cảnh tạo nên bởi sự hòa quyện tuyệt vời giữa đô thị và thiên nhiên. Chỉ Huế, nơi duy nhất hầu như ít biến đổi, lối sống cân bằng các quan hệ gia đình - dòng tộc, con người - cộng đồng, cuộc sống thực tại và cuộc sống tâm linh.

TP.HCM sở hữu quỹ kiến trúc đô thị từ nửa sau thế kỷ XIX, tuy biến đổi lớn và tương phản, vẫn dễ dàng nhận biết hôm nay. Khu Chợ Lớn là một Chinatown (phố Tàu) còn bảo lưu các quỹ kiến trúc đô thị, nếp sống và nếp làm ăn sinh động. Có lẽ, Chợ Lớn là cấu trúc đô thị dạng Chinatown hiếm hoi không chỉ ở Việt Nam. Không kém phần nổi trội là tinh thần và lối sống đặc trưng Nam Bộ của cư dân đô thị hóa luôn bồi đắp bởi cái tính “mở” đặc biệt của thành phố này.

Đà Lạt ngay từ đầu quy hoạch là nơi nghỉ mát - nghỉ dưỡng và phát triển nửa thế kỷ với tư cách ấy. Nhờ vậy, hình thành cả một quỹ kiến trúc phong phú, đặc sắc, mang hình ảnh từ đâu đó đến, mà lồng ghép không thể khéo hơn vào thân thể thiên nhiên. 

Ở ta, có đô thị sở hữu những di sản đô thị, như Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM. Có đô thị là đô thị - di sản, như Huế.

Thế hệ chúng ta đang đứng ở chặng đầu công cuộc phát triển thịnh vượng chưa từng thấy của văn minh đô thị. Cùng với đầu tư vật chất và công sức, chúng ta khơi và thúc dòng chảy tự nhiên của văn minh thành thị.

GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính 

 
Đối thoại

Tấm biển đường phố Hà Nội: hơn một dòng tên

Tấm biển đường phố Hà Nội: hơn một dòng tênHà Nội đang tiến hành gắn biển phụ tên phố trên đó chú giải tiểu sử, công trạng của danh nhân, lịch sử của đị...
Góc nhìn

Để không còn những vụ Tiên Lãng khác

Để không còn những vụ Tiên Lãng khácNgày 10/2, đích thân Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp nhằm giải quyết vụ tranh chấp tại Tiên Lãng, một trong nh...
Phản biện

Sớm chuyển các đầu mối giao thông ra ngoại thành

Sớm chuyển các đầu mối giao thông ra ngoại thànhTắc đường, kẹt xe và tai nạn giao thông gia tăng đã trở thành vấn nạn trên cả nước. Đối với TPHCM, các vấn đề t...
Phản biện

Trang trí công cộng và những khác biệt văn hóa

Trang trí công cộng và những khác biệt văn hóaCác tranh ảnh trang hoàng công cộng đầu tiên là các hình ảnh cổ vũ cho sự lao động của nhân loại, cho đến các loại ...
Góc nhìn

Giữ lại cầu Nguyễn Văn Trỗi (Đà Nẵng)

Giữ lại cầu Nguyễn Văn Trỗi (Đà Nẵng)Một thông tin đầu năm làm nức lòng người Đà Nẵng, đó là Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh đã có yêu cầu chính thức...
Đối thoại

Nhà thơ Trần Đăng Khoa luận bàn về nông dân

Nhà thơ Trần Đăng Khoa luận bàn về nông dânVào một ngày áp Tết Nhâm Thìn, tôi có dịp cùng ăn trưa và trò chuyện với Nhà thơ Trần Đăng Khoa. Khi biết tôi có ý đ...
Góc nhìn

Đà Nẵng - Thành phố của những cây cầu đáng nhớ

Đà Nẵng - Thành phố của những cây cầu đáng nhớNhắc đến Đà Nẵng, người ta hay liên tưởng đến việc được nô đùa cùng những con sóng trong xanh ở bãi biển Mỹ Kh...
Phản biện

Thị dân và đô thị

Thị dân và đô thịĐiều quan trọng nhất của đô thị phải là trật tự, là nền nếp, quản lý phải dân chủ trên cơ sở tuân thủ pháp lu...
Góc nhìn

Xóm chài lưới trên sông Sài Gòn

Xóm chài lưới trên sông Sài GònSự phát triển chóng mặt của TP, bên cạnh những tòa nhà cao tầng, thì dưới chân cầu Bình Lợi, quận Bình Thạnh còn t...
Đối thoại

KTS Trần Ngọc Chính trao đổi về chủ trương di dời trụ sở các bộ, ngành ra khỏi nội đô Hà Nội

KTS Trần Ngọc Chính trao đổi về chủ trương di dời trụ sở các bộ, ngành ra khỏi nội đô Hà NộiTrao đổi với phóng viên, ông Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam - cho rằng, đề xu...
Trang 320 trong tổng số 448
Bảng quảng cáo