Ashui.com

Thursday
May 02nd
Home Chuyên mục Năng lượng - Môi trường

Năng lượng - Môi trường

Việt Nam đã sẵn sàng thực thi REDD+

Việt Nam đã sẵn sàng thực thi REDD+

Sáng 4/10, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo tổng kết Chương trình Giảm phát thải khí nhà kính thông qua các nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng tại Việt Nam (UN-REDD Việt Nam). 

Tham dự Hội thảo về phía Việt Nam có TS Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam; Ngài Stale Torstein Risa, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Na Uy tại Việt Nam. 

Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, là một trong những nước sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, Việt Nam luôn nhận thức đầy đủ ý nghĩa của việc bảo vệ và phát triển quỹ rừng trên 16 triệu ha hiện có. “Nếu tiếp tục để suy thoái, mất rừng thì sẽ làm tăng khí nhà kính, nguyên nhân này chiếm khoảng 15-20% tổng lượng phát thải”, ông Tuấn cho biết. 

Được sự hỗ trợ và điều hành tích cực của 3 cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc (UNDP, FAO và UNEP), Chương trình UN-REDD Việt Nam đã chính thức hoạt động từ tháng 8 năm 2009, nhằm tăng cường năng lực thể chế và kỹ thuật cho các cơ quan liên quan, hướng tới mục tiêu đến cuối năm 2012 Việt Nam sẵn sàng thực thi REDD+ và đóng góp tích cực vào các nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu của cộng đồng quốc tế.

Đáng lưu ý, một trong những hợp phần quan trọng đã được thực hiện trong giai đoạn 1 là nâng cao năng lực quản lý REDD ở cấp cơ sở (tỉnh, huyện và xã) thông qua thí điểm thực hiện REDD+ tại hai huyện Lâm Hà và Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng.

Giai đoạn tiếp theo sẽ nâng cao năng lực và thể chế ở 40 tỉnh có nhiều rừng và hỗ trợ thực hiện thí điểm tất cả các hoạt động về REDD+ tại 6 tỉnh.

Tổng kết dự án, một trong những khuyến cáo quan trọng được đưa ra là Lâm Đồng nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nên cân nhắc giảm diện tích trồng cà phê xuống mức hợp lý và trồng lại rừng vào phần diện tích đã từng bị phá đi để trồng cà phê. 

Tại Hội nghị, đại diện Liên Hợp Quốc và Đại sứ Na Uy chúc mừng những thành tựu quan trọng mà UN-REDD VN đã đạt được, giúp chương trình REDD+ “được đẩy nhanh về phía trước”. “Ba năm qua các bạn đã leo dốc thành công, nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm trong chương trình này nói riêng và nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu nói chung”, bà Pratibha Mehta lưu ý. 

Trong khi đó, Đại sứ Na Uy ghi nhận dự án đã đạt được nhiều mục tiêu quan trọng trong việc tăng cường năng lực thực thi của cấp trung ương và những địa phương thí điểm. Người dân địa phương đã rất quan tâm và hỗ trợ rất tích cực cho dự án. Việc lồng ghép chương trình REDD vào kết hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng đạt kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, ông lưu ý, Việt Nam cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa, tăng cường trao đổi thông tin và kinh nghiệm thực thi REDD+ với các nước trong tiểu vùng hạ lưu sông Mê Kông. 

Anh Phương 

 

Hiểu sai, làm ngược về báo cáo ĐTM

Hiểu sai, làm ngược về báo cáo ĐTMKể từ sau khi có Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 đến nay, các dự án đầu tư có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trườn...

Thực hiện dự án cải thiện môi trường: Trao quyền cho cộng đồng

Thực hiện dự án cải thiện môi trường: Trao quyền cho cộng đồngCó thể nói, từ trước đến nay, việc triển khai dự án cải thiện môi trường đều do cơ quan chức năng thực hiện. C...

Phát triển mảng xanh đô thị thích ứng biến đổi khí hậu

Phát triển mảng xanh đô thị thích ứng biến đổi khí hậuKhái niệm mảng xanh đô thị được hình thành trong quá trình phát triển đô thị với vai trò tạo cảnh quan và cải thiệ...

Cân nhắc biến đổi khí hậu trong quy hoạch thủy điện

Cân nhắc biến đổi khí hậu trong quy hoạch thủy điệnCó thể nói, từ giữa thế kỷ XIX đến hết thế kỷ XX là thời kỳ phát triển số lượng đập chắn - hồ chứa nước ...

Việt Nam chịu "nguy cơ cực lớn" từ biến đổi khí hậu

Việt Nam chịu Theo tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam, trong vòng 30 năm tới, Việt Nam là một trong 30 quốc gia "có nguy cơ cực lớn" d...

Hợp tác công - tư, "chiếc phao" cho năng lượng tái tạo

Hợp tác công - tư, Cứu cánh được cho là hiệu quả nhất hiện nay chính là áp dụng hình thức "đối tác công tư" vào các dự án năng lượ...

Đừng tách biến đổi khí hậu ra khỏi quy hoạch phát triển

Đừng tách biến đổi khí hậu ra khỏi quy hoạch phát triểnCác vấn đề về ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) không nên bị tách khỏi các chương trình quy hoạch phát triển kinh t...

Giảm ô nhiễm sông, kênh rạch ở TPHCM: Thiếu vốn và đồng bộ

Giảm ô nhiễm sông, kênh rạch ở TPHCM: Thiếu vốn và đồng bộTPHCM có 5 lưu vực kênh, rạch lớn, là Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Tàu Hủ-Bến Nghé, Tân Hóa-Lò Gốm, Đôi-Tẻ, Tham Lương-Bến C...

Công bố báo cáo môi trường quốc gia: Chất thải đô thị tăng 10 -16%/năm

Công bố báo cáo môi trường quốc gia: Chất thải đô thị tăng 10 -16%/nămLượng chất thải rắn (CTR) phát sinh tăng trung bình khoảng 10% mỗi năm. Dự báo đến năm 2015, CTR đô thị và CTR công nghi...

Bảo tồn rừng ngập mặn là cách tiết kiệm để giảm CO2

Bảo tồn rừng ngập mặn là cách tiết kiệm để giảm CO2Ô nhiễm môi trường do khí thải carbon đang ở mức báo động, trong khi nền kinh tế thế giới đang lâm vào suy thoái, câu ...

Khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường làng nghề

Khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường làng nghềDo công nghệ sản xuất ở các làng nghề trên địa bàn cả nước còn rất lạc hậu, quy mô theo hộ cá thể nên không đ...

Ngày tàn của Trái đất?

Ngày tàn của Trái đất?Không phải là những tin đồn, mà là một nghiên cứu đăng trên tờ báo uy tín Nature. Đâu là căn cứ? Chính là môi trườn...
Trang 40 trong tổng số 53
Bảng quảng cáo