Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014, phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Quy hoạch chỉ rõ, phát triển sản xuất VLXD theo hướng ổn định, bền vững đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đẩy mạnh đầu tư chiều sâu các cơ sở sản xuất vật liệu, chế biến nguyên vật liệu. Thời gian tới cần nghiên cứu các loại vật liệu mới đáp ứng nhu cầu của thị trường, ứng dụng các loại chất thải làm nguyên nhiên liệu sản xuất VLXD.
STT |
Sản phẩm |
Đơn vị |
Nhu cầu trong nước |
|
Năm 2015 |
Năm 2020 |
|||
1 |
Xi măng |
Triệu tấn |
56 |
93 |
2 |
Vật liệu ốp lát |
Triệu m2 |
320 |
470 |
3 |
Sứ vệ sinh |
Triệu SP |
12,69 |
20,68 |
4 |
Kính xây dựng |
Triệu m2 |
80 |
110 |
5 |
Vật liệu xây |
Tỷ viên |
26 |
30 |
6 |
Vật liệu lợp |
Triệu m2 |
96,3 |
106,5 |
7 |
Đá xây dựng |
Triệu m3 |
125 |
181 |
8 |
Cát xây dựng |
Triệu m3 |
92 |
130 |
9 |
Vôi |
Triệu tấn |
3,9 |
5,7 |
Dự báo nhu cầu một số loại VLXD trong nước.
Vật liệu xây
Trong Quyết định, Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phố phải xây dựng lộ trình chấm dứt hoạt động các lò gạch sử dụng công nghệ lạc hậu. Khuyến khích nghiên cứu, phát triển sản xuất gạch đất sét nung bằng nguyên liệu đất đồi và phế thải công nghiệp.
Riêng với vật liệu xây không nung, khuyến khích phát triển theo từng giai đoạn cụ thể. Từ nay đến 2015, chủ động đầu tư mới và mở rộng quy mô sản xuất. Giai đoạn 2016-2020 nâng tổng công suất thiết kế lên 13 tỷ viên quy tiêu chuẩn mỗi năm.
Xi măng
Chính phủ định hướng phát triển ngành xi măng trong từng giai đoạn, phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam và Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng.
Theo đó, tổng công suất thiết kế tối đa của các nhà máy xi măng phải phù hợp với đặc điểm của từng vùng kinh tế. Công nghệ phải được cải tiến, tiết kiệm tối đa nguyên, nhiên liệu và năng lượng. Đồng thời nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm xi măng đáp ứng nhu cầu xây dựng.
Vôi
Đến năm 2015, các tỉnh, thành phố cần xây dựng và ban hành lộ trình xóa bỏ tối thiểu 50% lò vôi thủ công. Năm 2020, xóa bỏ hoàn toàn các lò thủ công gián đoạn và liên hoàn trên phạm vi cả nước. Các dự án đàu tư mới phải gắn với Quy hoạch vùng nguyên liệu, và phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghiệp vôi Việt Nam đến năm 2020.
(Báo Xây dựng)
[ Download: Quyết định số 1469/QĐ-TTg ]
- Viglacera hợp tác Fraunhofer ISE (Đức) phát triển kính tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam
- Thép tăng nóng: Ai đủ sức tôi luyện?
- Viglacera đầu tư dự án sản xuất kính tiết kiệm năng lượng
- Amiăng trắng độc hay không độc?
- Gần 39 triệu USD từ Quỹ GEF nhằm tăng cường sử dụng gạch không nung
- Xi măng hỗn hợp polime vô cơ - silicat, từ phế thải đến vật liệu xanh
- Quy chuẩn thép xây dựng bất cập và thiếu đồng bộ
- Gạch xây tường 150mm - Sự lựa chọn hợp lý?
- Những góc nhìn đa chiều về amiăng trắng
- Gạch xây chống thấm - Bảo vệ "sức khỏe" công trình