Ashui.com

Friday
Mar 29th
Home Tương tác Phản biện Giải quyết ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn: Bế tắc

Giải quyết ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn: Bế tắc

Viết email In

Tại Hội thảo "Giải pháp phòng ngừa, giải quyết ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn", do Bộ Công an tổ chức ngày 29-6, các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, nếu không giải quyết kịp thời có hiệu quả các giải pháp thì ùn tắc giao thông càng trầm trọng.

Hạ tầng, ý thức hay mật độ dân cư?

Theo TS Doãn Minh Tâm, Viện trưởng Viện khoa học GTVT (Bộ GTVT), các giải pháp cấp bách để giải quyết ùn tắc tại Hà Nội và TPHCM như phân luồng, chấn chỉnh xe buýt, bố trí làm việc và học lệch ca..., vẫn không phát huy hiệu quả, càng thực hiện càng bế tắc. Nếu như trước năm 2000 tại Hà Nội chỉ khoảng trên dưới 40 điểm ùn tắc thì đến năm 2009 đã lên tới 125 điểm. Tương tự tại TPHCM, hiện có trên 33 điểm thường xuyên ùn tắc kéo dài.

Quy hoạch hạ tầng thiếu đồng bộ, manh mún, việc tổ chức giao thông chưa hợp lý, thiếu tính tổng thể, cộng ý thức người tham gia giao thông yếu kém đã đẩy tình trạng ùn tắc thêm trầm trọng” - Ông Tâm nói.

  • Ảnh bên : Cảnh thường thấy ở Hà Nội (Ảnh: Xuân Phú)

Chỉ ra nguyên nhân gốc của tình trạng ùn tắc giao thông tại hai thành phố trên là công tác quy hoạch giao thông đô thị còn yếu kém, PGS-TS Nguyễn Quang Đạo (ĐH Xây dựng) nói: “Chúng ta quản lý giao thông theo kiểu phân tán, không thống nhất giữa các cơ quan chuyên ngành mà vẫn theo kiểu mạnh ai lấy làm. Ngay việc bịt mở các ngã tư tại Hà Nội vừa qua giữa ngành giao thông và công an vẫn có ý kiến khác nhau”.

Một số ý kiến cho rằng, mật độ dân số và tình trạng nhập cư, lợi dụng sự thông thoáng của Luật Cư trú để đăng ký thường trú ở các quận nội thành là một nguyên nhân góp phần gia tăng mật độ ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn hiện nay. “Cần thiết hạn chế từ xa đối với tình trạng người các nơi đổ về thành phố lớn. Hay điều tiết dòng người nhập cư vào khu vực trung tâm bằng việc xây các đô thị mới, vệ tinh đảm bảo đồng bộ. Từ đó sẽ thu hút số dân cư các quận trung tâm chuyển ra ngoại ô giảm sự ùn tắc” - Một đại biểu nêu ý kiến.

Bịt vẫn tắc

Các ý kiến cho rằng, nhiều giải pháp đưa ra thời gian qua dù tạo sự chuyển biến nhất định nhưng chưa có dấu hiệu bền vững và thách thức ùn tắc giao thông ngày càng trầm trọng hơn. Theo TS Doãn Minh Tâm, trong định hướng phát triển giao thông đô thị, các thành phố như, TPHCM, Hà Nội cần thiết phải phát triển hệ thống đường sắt vận tải hành khách khối lượng lớn, kết hợp với mạng lưới xe buýt nhanh.

  • Ảnh bên : Hà Nội cần có những tuyến đường dành riêng cho ô tô (Ảnh: Phạm Yên)

Đối với giải pháp tổ chức giao thông, cần tổ chức phân luồng, phân tuyến trên cơ sở quy hoạch tổng thể mạng lưới các tuyến đường như, tuyến đường ưu tiên cho xe ôtô, cho xe hai bánh, tuyến đường hỗn hợp hay khu vực đi bộ cấm các phương tiện cá nhân. Bên cạnh đó tổ chức giao thông tại các nút với việc tận dụng tối đa hiệu quả các nút đã được bố trí đèn điều khiển” - Ông Tâm đề xuất.

Nhiều chuyên gia cũng phân tích giải pháp được áp dụng tại Hà Nội vừa qua là dùng dải phân cách bịt nút giao thông, bỏ đèn tín hiệu, cưỡng bức các xe quay đầu theo quy luật hình xuyến dẹt. “Giải pháp này triệt tiêu việc cắt dòng, chỉ nhập và tách dòng nên giảm được ùn tắc, hạn chế triển khai lực lượng hướng dẫn, điều khiển. Tuy nhiên, nó chỉ có hiệu quả khi áp dụng dải phân cách giữa đủ lớn, lưu lượng phương tiện không lớn. Chứ thực tế hiện nay nhiều nút áp dụng hình thức này đều xuất hiện ùn tắc vào giờ cao điểm” - Một chuyên gia phân tích. Một số ý kiến lại cho rằng, cần tăng cường việc điều khiển trực tiếp của CSGT, kết hợp điều tiết thời gian từng làn rẽ trái, đi thẳng.

Đề cập nhóm giải pháp phát triển hành khách công cộng, hạn chế phương tiện cá nhân, nhiều ý kiến nghiêng về tính ưu việt của hình thức vận tải bằng xe buýt. Đồng thời phát triển hệ thống đường sắt đi trên cao hoặc chui xuống đất. Tuy nhiên, việc mở đường đi trên cao sẽ ảnh hưởng đến không gian kiến trúc của đô thị. Ngay cả việc phát triển xe buýt, với mặt đường hẹp ở khu nội thành sẽ chỉ tăng thêm mật độ ùn tắc. Bên cạnh đó nhiều ý kiến đưa ra giải pháp thu phí lưu thông, hạn chế phương tiện cá nhân đối với khu vực trung tâm, đồng thời ưu tiên sớm phát triển các phương tiện vận tải khối lớn (tàu ngầm, buýt nhanh).

Theo Trung tướng Cao Xuân Hồng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát về quản lý hành chính và trật tự xã hội (Bộ Công an), qua 2 năm thí điểm dự án xây dựng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông bằng hình ảnh trên quốc lộ 1A (QL 1A), đoạn Pháp Vân – Ninh Bình, hệ thống này đã phát hiện hơn 20.000 trường hợp vi phạm giao thông; Giúp cho CSGT ra quyết định xử phạt hành chính trên 10 tỷ đồng, tước quyền sử dụng lái xe 328 trường hợp, tạm giữ 32 ô tô. Đặc biệt, từ khi sử dụng hệ thống giám sát trên tuyến này, số vụ tai nạn giao thông trên tuyến đã giảm 43 vụ (23,2%), số người chết giảm 60 người (29,2%), số người bị thương giảm 18 người (19,6%). 

Nguyễn Tú

[ Chuyên đề : Giao thông đô thị

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo