Hồng Hà – Hà Nội, trăm năm gần gũi và giận dỗi

Thứ sáu, 24 Tháng 7 2009 06:53 Ashui.com
In

Các vùng đất bên sông luôn có nhiều lợi thế để phát triển, song cũng bị tai vạ không ít khi dòng sông nổi giận. Vùng đất này có tránh được trận “càn quét“ của sông mẹ hay không, tuỳ thuộc vào việc ứng xử của con người với chính thiên nhiên nơi đó.

Sông sinh ra Thành phố

Giống như muôn ngàn thành phố trên khắp hành tinh, Hà Nội là nơi trú ngụ xa xưa của cư dân đông đúc khi được lựa chọn là Kinh đô nước Việt. Hồng Hà - sông Cái, sông Mẹ yêu thương đã cưu mang con dân nước Việt suốt từ mấy ngàn năm rồi, sông chảy mãi đem theo phù sa mầu mỡ bồi lắng nên vùng châu thổ hình tam giác rộng 17.000 km2 có tên là Đồng Bằng Bắc Bộ (ĐBBB). Đất cao tới đâu, đẩy lùi biển xa tới đó, con cháu Vua Hùng từ triền núi cao men theo dòng sông khai khẩn cấy hái, trải qua bao biến cố thăng trầm nhưng vẫn còn yên ả. Bể dâu thay đổi là 100 trở lại đây : suốt thế kỷ 20 tới đầu thế kỷ 21.


Đồng bằng bắc bộ - năm 1905 tỷ lệ 1/35.000: màu xanh là cao độ 1-3m 


Mặt cắt địa hình Hà nội : Vùng Chương Mỹ, Mỹ Đức có cao độ bằng đáy Sông Hồng, Pierr Gourou nghiên cứu năm 1936 

Với địa hình bằng phẳng , dốc đều từ Việt Trì cao 16 m so với mặt biển. Với 56 % diện tích ( 9.500km2) thấp hơn2m thì Hà Nội cũ cao trung bình 6- 8m so với mặt biển là ở thế đất “bằng phẳng và cao ráo“.

Địa hình mở rộng từ đông sang Tây cho thấy có vùng trũng ngập : Chương Mỹ, Mỹ Đức ( 2-3m) Hà Đông , sông Nhuệ thấp hơn 4,5 m, sông Tô Lịch khoảng 4- 4,5m. Bản đồ 1905 cho thấy diện tích ven biển cao từ 0 -1m chiếm gần 1/3 ĐBBB (hơn 5.000km2)
   

Hà Nội khoảng 1905-1910,  ven sông chưa có đê cho thấy Phố bên sông gần gũi (nay là phố Trần Nhật Duật ) - những ngày đầu gắn bó thi vị
 

Khoảng những năm 1920 Bến tầu thuỷ ( nay là chân cầu Chương Dương) - Mùa nứơc, tầu to chạy hơi nứoc cập bến. Mùa cạn chỉ có thuyền nhỏ ghé  vào  


Những trận lụt lớn đe doạ Hà Nội : vỡ  đê  Liên Mạc (1915), Lâm Du (1926).Trận Đại Hồng Thuỷ 1971làm thiệt hại nhiều ngưòi và của - Ảnh lũ Hà Nội 1926, Gia Lâm 1971  


Khô cạn đoạn  sông Hồng  chân cầu Long Biên   tháng  1/2008 và Sông Hồng lập kỷ lục  đỉnh  lủ tại Lào Cai tháng 9/2009 - Sự chênh lệch hai mùa  ngày càng khắc nghiệt 

Ngày 3/1/2008, mực nước sông Hồng đo tại Hà Nội đã xuống 1,12m, thấp kỷ lục trong vòng 100 năm qua. Nhiều đoạn nước đã cạn, chỉ còn trơ đáy.

Tháng 9 năm 2008, tại Lào Cai , nơi sông Hồng chảy vào VN có đỉnh lũ kỷ lục ngày 9/8, lên tới 84,91 m, hơn năm 1986 (84,77 m). 1925, 1945 . Năm 1971 mực nước 86,85 m (ngày 19/8/1971). Mưa bão nhiều, nước Hà Nội cao14,3m.Miền Bắc xảy ra vỡ đê,lụt lội 13 tỉnh,thành phố, nặng nhất là tỉnh Hà Tây (cũ), Sơn Tây, Hải Dương, Nam Hà,Nam Định, Phú Thọ...

Sông đem nước đến tưới tắm ruộng đồng, người gần sông tạo dựng cuộc sống. Trong khi sông hai mùa lũ cạn bền bỉ thì con người lại nóng vội với sông, luôn tìm cách thu hẹp dòng chảy, bóp ngẹt lòng sông. Từ  nguồn tinh khôi sông chảy về xuôi ngàn đời vẫn vậy, còn con người ngày càng thêm vô tâm, cẩu thả, thải thừa cặn ra sông. Sông có nước ô nhiễm độc hại là con sông chết, sông ô nhiễm mà cạn nước thì sông chết nhanh hơn. Phố bên sông chết thì  thì phố cũng diệt vong. Trên hành tinh này không thiếu ví dụ, trên đất Việt này cũng đã có những phố xưa sầm uất nay lụi tàn vì sông đã đổi dòng, bỏ lại phố quạnh hưu.
 

Một trăm năm sau : Sông Hồng với dự án ao ước tương lai thu hẹp dòng chảy để xây nhà cao ốc.


Còn hiện tại thì ngày ngày xả rác thải, nước thải bừa bãi xuống sông

Biến đổi khí hậu – bài toán vẫn còn bỏ ngỏ

Theo nhận định của Liên Hợp Quốc, VN là 1 trong 5 quốc gia có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng do biến đổi khí hậu (BĐKH). Ông Phạm Khôi Nguyên, Bộ trưởng Bộ TNMT cũng cho biết: đó là hiện tượng nước biển dâng.

Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH dự kiến kinh phí là 2.000 tỷ đồng (100 triệu USD). Khoảng 100 triệu USD nữa từ các tổ chức quốc tế. Những khoản này chủ yếu để xây dựng các kịch bản, điều tra, khảo sát, nghiên cứu khoa học, đánh giá tác động. Kinh phí khắc phục, hành động vẫn chưa tính toán được.

TS Lê Quý Thức - Chủ tịch Hội viễn thám, đo đạc và nghiên cứu bản đồ Việt Nam, cho biết mỗi năm VN đầu tư 400-600 tỷ đồng cho công tác đo đạc bản đồ và viễn thám. Không biết đã cập nhật mực nước biển dâng cao 20cm trong 50 năm qua , giống như của ngưòi Pháp đã có cách đây 100 năm chưa vì chưa thấy Bộ TNMT công bố?

Chương trình ứng phó với BĐKH này sẽ trả lại cho xã hội những sản phẩm  gì ,với số tiền 4.000 tỷ VNĐ cho việc khảo sát và đánh giá thì cũng lập một kỷ lục về giá trị (gấp 4 lần đề án 112).Nếu huy động 4.000 chuyên gia,thì lại thêm kỷ lục về thu nhập từ NCKH (1 tỷ VNĐ/người trong 1 năm- vì kế hoạch là 2010 hoàn thành).

Giả sử các nghiên cứu này đã có kết quả ban đầu, xin có hai câu hỏi : 

Về lũ ở ĐBBB, nguyên nhân bởi tác động 2 chiều nước chảy ngược nhau, lũ từ nguồn đồ về và nước từ ngoài biển dồn vào bởi gió mùa, đồng thời với mưa bão diện rộng. Những năm gần đây, mưa bão thất thường, triều cường gia tăng về tần suất và cường độ tại vùng ven biển VN, tác giả có tính đến không hay chỉ tính một chiều? 

Về ứng phó với BĐKH, Bộ TNMT có đặt ra tình huống mùa khô, sông Hồng trơ đáy như ở Hà Nội, hồ chứa  lại thừa chỗ … Đây có phải xu thế khô hạn, thiếu nước?. Nước biển dâng, tăng khả năng ngập mặn, nhiễm phèn. Bộ TNMT có đặt ra bài toán dự trữ nước ngọt đủ dùng trong mùa khô cho hơn 30 triệu dân ĐBBB và nền công, nông nghiệp trên diện  tích 1.7000Km2?


Bản đồ Bắc Kỳ 1896 - tỉ lệ 1/1.000.000 

Ai sẽ là người tìm ra lời giải

Để trả lời được hai vấn đề trên, ta nên tính cách nào để thanh niên có nhiệt huyết, có trình độ tham gia giải quyết các đòi hỏi của đất nước, của Thành phố. Ngay từ nhỏ, học sinh thay vì những bài lý thuyết trống rỗng, họ cảm nhận cụ thể  về những đe doạ của bão lũ, triều cường, cháy rừng, khô hạn, úng ngập… Họ sẽ lớn lên với ước mơ học tập giỏi giang,  đưa ra những giải pháp hữu ích  để xây dựng tương lai bền vững cho mảnh đất họ sinh sống.
Chương 7, Đạo Đức Kinh có câu “Thiên địa sở dĩ năng trường thả cử giả , dĩ bất  kỳ cố năng trường sinh “ – có nghĩa là “Trời đất sở dĩ có thể dài và lâu vì nó không sống cho mình , cho nên nó mới có thể sống mãi “ . Sông không sống cho mình nên sông vẫn vậy, hiền hoà hay giận dữ tuỳ hoàn cảnh. Người muốn gắn bó hay xa lánh, đối diện hay quay lưng lại với sông tuỳ theo nhân duyên mà ngộ ra nên ứng xử thể nào cho phải.

KTS Trần Huy Ánh - Ảnh : HanoiData sưu tầm & biên soạn

>> Quy hoạch Hà Nội - Thành phố phát triển bền vững và thân thiện 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: