Ashui.com

Friday
Apr 19th
Home Tương tác Nhìn ra thế giới Tại sao đô thị hóa ở Trung Quốc không tạo ra một tầng lớp trung lưu

Tại sao đô thị hóa ở Trung Quốc không tạo ra một tầng lớp trung lưu

Viết email In

Tốc độ phát triển nhanh chóng của Trung Quốc thể hiện rõ ràng nhất ở các thành phố của nó. Với sự gia tăng dân số lên tới hàng chục triệu người, các thành phố của Trung Quốc là động lực phát triển kinh tế của đất nước, và giúp tạo ra một kỷ nguyên thịnh vượng tài chính hoàn toàn mới của Trung Quốc. Theo các nhà chuyên môn, sự thịnh vượng này giúp 1,3 tỷ người người Trung Quốc bây giờ có đủ tiền để mua các loại hàng hóa mà các nhà máy của nước này sản xuất trước đây là dành cho tầng lớp giàu có của các quốc gia khác. Trung Quốc đã nhìn thấy sự giàu có tăng lên của mình, và có dự đoán sẽ biến thành một quốc gia kiểu phương Tây có những người tiêu dùng tương đối khá giả. Theo báo cáo của Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey, tầng lớp trung lưu của Trung Quốc đang nổi lên giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế thành công của nước này lên cao hơn.

Vấn đề là tầng lớp trung lưu này không thực sự tồn tại. Và trừ khi thay đổi những quy tắc tồn tại trong nhiều thập niên thay đổi thì sự tồn tại của tầng lớp trung lưu này là có thật.

Trong một bài báo được công bố trong tạp chí Kinh tế và Địa lý học Á-Âu (Eurasian Geography and Economics), nhà địa lý học và là giáo sư của Đại học Washington Kam Wing Chan cho rằng tất cả sự phát triển và thịnh vượng đô thị của Trung Quốc không hoàn toàn tinh túy bởi phần lớn dân số đô thị đang tăng lên. Nguyên nhân là do đa số người dân sống ở đô thị không được tham gia đầy đủ vào nền kinh tế đô thị đang phát triển vì một quy tắc thời Mao Trạch Đông tạo ra một ranh giới khắc nghiệt giữa dân thành phố và dân ngoại tỉnh.
 
Được áp dụng năm 1958, hộ khẩu tạo ra một cơ cấu dân số hai tầng lớp nông thôn và thành thị. Công dân thành thị được tiếp cận với các dịch vụ xã hội và các chương trình phúc lợi, bao gồm cả giáo dục công cộng và nhà ở với mức giá hợp lý. Cư dân nông thôn không được như vậy. Vị thế xã hội mang tính di truyền, nghĩa là khi một gia đình thuộc một tầng lớp thì nó sẽ mãi mãi thuộc tầng lớp đó. Điều này là một trở ngại đối với nhiều cư dân nông thôn, những người muốn thoát khỏi cuộc sống nông nghiệp để kiếm mức lương cao hơn ở thành phố, làm việc trong các nhà máy, công trường xây dựng. Tuy nhiên họ lại đang phải đối mặt với điều kiện sống như các khu ổ chuột và bậc lương thấp so với tính lưu động xã hội và kinh tế của họ.

Chan nói rằng hệ thống phân biệt đối xử chính thức này giúp Trung Quốc đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế như vậy và làm cho công dân hạng hai không thể trở thành kiểu người tiêu dùng mà những người ngoài cuộc tầng lớp trung lưu dự đoán.
 
Ông Chan nói: "Tôi cho rằng đây là một trong những lực lượng mạnh nhất tạo ra nền kinh tế hiện đại toàn cầu mà chúng ta đang thấy", "có 150 triệu người lao động nhập cư rất trẻ có thể tận dụng triệt để ở Trung Quốc. Và tất cả điều này do hệ thống hộ khẩu tạo ra."
 
Ông chỉ ra trường hợp Thâm Quyến, nơi chỉ có khoảng 3 triệu trong số khoảng 14 triệu dân có hộ khẩu thành phố.

"Sau một phần tư thế kỷ phát triển, nó vẫn là một thành phố nhập cư. Nó vẫn rất trẻ. 60% dân số trong độ tuổi từ 15 đến 35. Khi bạn so sánh điều này với hồ sơ tuổi chung của tất cả các thành phố khác, sẽ thấy rất kì lạ", ông Chan nói, "Kì lạ ở chỗ là họ có thể đến đây để làm việc khi còn trẻ và họ có thể ở trong ký túc xá, nhà tập thể nhưng nếu họ muốn xây dựng tổ ấm, họ sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn."
 
"Ở một số nơi, một số người bị coi là 'tự nguyện' bị buộc phải ra khỏi thành phố. Họ sẽ trở về quê.” Ông Chan cho biết thực tế này diễn ra phổ biến bất chấp những dự đoán rằng Trung Quốc sẽ sớm có một tầng lớp trung lưu đông đảo có sức tiêu dùng lớn.


 
Nhưng hệ thống nay đang dần dần thay đổi. Quy định mới Chính phủ Trung ương được công bố đã giảm bớt những rào cản cấm dân ngoại tỉnh di cư được cư trú vĩnh viễn, một động thái mà ông Chan thấy ít nhiều có tia hy vọng. Những quy định mới cho phép người ngoại tỉnh di cư, trong những trường hợp nhất định, xin cấp giấy phép cư trú tại thành phố quy mô trung bình và nhỏ. 40 thành phố lớn nhất - những nơi như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến - không cấp giấy phép cư trú này. Theo ông Chan, mặc dù việc những hạn chế này mới được dỡ bỏ là một sự thay đổi tích cực,nó chủ yếu chỉ mang tính hình thức.
 
"Không có  nhiều công ăn việc làm ở các thành phố nhỏ hơn. Vì vậy, quy định này không nhắm trúngnhững khu vực mà thực sự cần và nơi có số lượng lớn người di cư. Như Bắc Kinh, bạn dễ dàng có vài triệu người di cư ", ông Chan nói.

Và các thành phố nhỏ hơn cũng có ít nguồn lực phát triển hơn và do đó không thể tạo ra mức phúc lợi xã hội đô thị và dịch vụ công cộng -  những lợi ích mà dân có hộ khẩu thường trú ở thành phố có được.

"Việc có hộ khẩu ở một thành phố nhỏ không mang lại nhiều lợi ích", ông Chan nói.

Sự thay đổi quy định này có thể mang lại lợi ích cho một số thành phố, nhưng những lợi ích này không có được nhanh chóng. Việc thực thi thay đổi quy định có thể mất nhiều năm...

Nếu chính sách hộ khẩu không được thay đổi hoàn toàn ở các thành phố lớn có nhiều việc làm, hàng trăm triệu người di cư từ nông thôn đến các thành phố mới phát triển của Trung Quốc vẫn sẽ nằm ngoài tốc độ của phát triển kinh tế thần kì ở đó. Nếu một tầng lớp trung lưu đang nổi lên ở Trung Quốc, họ gần như chắc chắn sẽ không tham gia vào.

Nate Berg (The Atlantic Cities) - Hà Ly (dịch)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo