Nhiều người Đức muốn san bằng những tòa nhà thời hậu chiến bởi cho rằng đó là những cấu trúc “già nua” mà hàng triệu người bất đắc dĩ phải gọi đó là nhà. Nhưng các nhà bảo tồn lại cho rằng đó là những di sản kiến trúc cần phải bảo tồn.
Sẽ là di sản kiến trúc trong vòng 20 năm nữa?
Khi Thế chiến II kết thúc, rất nhiều thành phố của nước Đức nằm trong đống gạch vụn. 1/3 thành phố Berlin và hơn 60% thành phố Cologne đã bị phá hủy. Hầu hết các công trình được xây dựng trong thời kỳ Wirtschaftswunder (Phép lạ Kinh tế hậu chiến) của Tây Đức những năm 1950 đã bị bỏ đi để xây dựng các công trình kiến trúc mới nhằm nhanh chóng đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho hàng triệu người. Kết quả là nhiều thành phố ở Đức hiện nay là một khối các cấu trúc thời tiền chiến - hay còn gọi là Altbau (công trình cũ) và những tòa nhà thời hậu chiến được gọi là Neubau (công trình mới).
- Ảnh bên : Tòa tháp xây dựng năm 1963 này độc đáo vì có những chiếc cửa sổ trượt
Ngày nay, rất nhiều người Đức đã coi những cấu trúc thời hậu chiến là vật chướng mắt, không hề có tính thẩm mỹ. Song sử gia kiến trúc Berlin Roman Hillmann lại cho rằng sẽ là hành động ngu xuẩn nếu như phá bỏ hết những tòa nhà thời hậu chiến. Ông tin ít nhất 20 năm nữa những tòa nhà đó sẽ nhanh chóng được đánh giá là những di sản kiến trúc.
Một trong những công trình như vậy là tòa nhà màu xám, cao 10 tầng tọa lạc trên phố mua sắm Kurfuerstendamm nổi tiếng ở Tây Berlin được xây dựng vào năm 1963 - một công trình mà ông cho là rất đẹp bởi nó có một bề mặt vô cùng khác thường. “Công trình này rất hiếm ở Đức với những cửa sổ trượt”. Mùa Thu năm 2011, tòa nhà này sẽ được cải tạo thành 11.400 không gian văn phòng và cửa hàng, nhưng ông tỏ ý lo ngại về tính nguyên vẹn lịch sử của cấu trúc. “Chúng ta phải giữ những chiếc cửa sổ đó vì chúng vô cùng mỏng. Chúng xứng đáng được giữ lại vì đó là một kỳ công kiến trúc. Giờ đây người ta không xây như vậy nữa và hơn nữa chúng mang giá trị lịch sử”.
- Ảnh bên : Liệu một ngày nào đó tòa nhà hiện đại cao tầng có được ưa chuộng hơn những công trình thời tiền chiến được trang trí công phu?
Có nên bảo tồn?
Ông Marco Mendler, đại diện cho Công ty bất động sản Alt und Kelber ước tính có xấp xỉ một nửa người dân Đức đang sống trong những tòa nhà thời hậu chiến.
Giống như hầu hết các khách hàng của mình, ông Mendler thích chiêm ngắm những công trình thời tiền chiến, nhưng ông nói những tòa nhà đó đắt đỏ và số lượng không đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân. “Những tòa nhà thời hậu chiến thực sự có tính năng. Nếu ta bảo vệ chúng như các di sản văn hóa thì chúng sẽ mất đi tính năng đó vì lúc đó chúng hoàn toàn bị giới hạn bởi các quy định về tu bổ di sản. Chẳng hạn như ta không thể cải thiện được ánh sáng ở cầu thang hay mở rộng cửa. Thực sự là các công trình thời hậu chiến không nên được bảo vệ bằng bất cứ luật di sản nào, và như vậy thì sẽ đảm bảo được sự tồn tại của chúng”.
- Ảnh bên : Ý tưởng về một tòa nhà đẹp thay đổi theo thời gian
Nhưng sử gia kiến trúc Hillmann đã phản bác những tuyên bố cho rằng kiến trúc thời hậu chiến đã làm hỏng vẻ bề ngoài thống nhất của nhiều thành phố. “Tôi tin rằng trong 20 năm tới những tòa nhà thời hậu chiến sẽ được coi là viên ngọc kiến trúc”, ông nói.
Việt Lâm
- Côte d’Azur có gì đẹp?
- Vấn nạn của các đại đô thị
- Những lâu đài cổ kính nổi tiếng nhất của châu Âu
- Hậu quả của bong bóng bất động sản ở Ireland: Cứ 5 nhà thì 1 bỏ hoang
- Bangalore (Ấn Độ) – thung lũng Silicon của châu Á
- Seoul sẽ là đô thị hấp dẫn nhất thế giới?
- Tháng tư về ở Amsterdam
- Những đô thị “không đầu không cuối”
- Darwin – đi lên từ đổ nát
- Maldives với giải pháp xây đảo nổi