Ashui.com

Friday
Mar 29th
Home Tương tác Góc nhìn Đường hoa Nguyễn Huệ - một góc nhìn

Đường hoa Nguyễn Huệ - một góc nhìn

Viết email In

Cứ hàng năm, Tết đến, người dân TPHCM lại nao nức đi xem đường hoa Nguyễn Huệ. Đây được xem là một điểm sinh hoạt vui chơi cho rất nhiều người dân trong ngày Tết. Sau nhiều năm triển khai và phát triển, đường hoa đã gặt hái được nhiều thành công cũng như thu hút được sự quan tâm và chào đón từ phía công chúng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công ấy, vẫn còn gặp khá nhiều vấn đề nan giải liên quan đến vấn đề thiết kế và triển khai thực tế dự án.

Bài viết này, tác giả xin được nêu ra một số hướng phân tích, đánh giá các giải pháp đã thực hiện của đường hoa qua các năm và các đề xuất. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất việc định hướng thiết kế phải giải quyết được các bài toán sau đây:

Bài toán xác định tích chất và đặc điểm 

Có lẽ không có một dự án nào có nhiều nét khác biệt và điển hình như dự án đường hoa Nguyễn Huệ, ra đời trong bối cảnh giải tỏa chợ hoa cũ, không còn cảnh buôn bán nhếch nhác, sầm uất nữa, mà thay vào đó là không gian cảnh quan mới. Tuy nhiên xét về tính chất, đặc điểm này thì dường như đường hoa Nguyễn Huệ hoàn toàn khác hẳn so với các dự án thông thường khác, việc xác định được tính chất và đặc điểm là tiền đề cho mọi nghiên cứu thiết kế và phát triển sau này.

Không phải là đơn thuần là một chợ hoa, đương nhiên việc tái hiện hoa được xem như là một yếu tố không thể thiếu trong cái Tết của người Việt, hoa được dung để ngắm, để thưởng thức và để yêu, chính vì vậy tính chất con đường khác hẳn với ban đầu, đó là một không gian công cộng có tính nghệ thuật mà hoa chỉ là một thành tố chủ quan do con người áp đặt, hiểu được bản chất và mục tiêu của việc hình thành các không gian và  lý do quan trọng nhất để thu hút mọi người đến sinh hoạt, thưởng ngoạn chính là từ ý tưởng nghệ thuật cho không gian công cộng, cái đẹp và cái hay được truyền tải qua không gian bằng mọi hình thức nghệ thuật.

Không đơn thuần là một không gian cảnh quan với việc bố trí hoa và cây cảnh thuần túy, tính chất phức tạp của không gian ở đây là sự đan xen giữa không gian đô thị và nhu cầu giải trí tinh thần mang tính chất lễ hội, nơi sẽ diễn ra các sự kiện và sinh hoạt công cộng của người dân, nơi mọi người đến để ở, để hòa mình vào không khi của ngày tết và tạo nên sự kết nối, chia sẻ với nhau, giống như một phòng khách lớn của thành phố Hồ Chí Minh, nơi mà chủ nhà và khách cùng hòa mình vào một không gian có thể tạo ra sự kết nối và trao đổi giữa người và người. Định hướng này cho phép tạo ra nhiều mô thức không gian mang nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, sao cho vẫn đáp ứng được mục tiêu đặt ra ngay từ giai đoạn ban đầu.

Không đơn thuần là việc thu hút mọi người đến thưởng ngoạn, cần phải nhận thức rằng đường hoa phục vụ đa dạng đối tượng và mang tính chất ngắn ngày, chính vì tính chất khá đặc thù, đường hoa thu hút đa dạng mọi đối tượng, từ già đến bé, từ người dân lao động đến tầng lớp trí thức, thanh niên, sinh viên, khách du lịch trong và ngoài nước, chính vì sự phức tạp này nên đường hoa nên được quan điểm như một không gian công cộng của đô thị, nơi mà mọi sở thích, xu hướng và cảm nhận khác nhau tồn tại, liên kết và mâu thuẫn tạo ra sự phức tạp trong việc cảm nhận cùng một không gian, đây là điều cần hết sức lưu ý trong việc thiết kế, điều này sẽ tạo nên những đối tượng cảnh quan mà người dân tiềm kiếm sẽ rất khác nhau, trong một không gian hạn hẹp, tìm kiếm được một ngôn ngữ thiết kế đảm bảo được sự trung lập và có trọng tâm là một điều rất đáng được định hướng ngay từ ban đầu.

Với mô thức không gian đô thị, diện tích và mật độ cao, không gian trống bị lấn án bởi công trình kiến trúc, trong khi các giải pháp thiết kế mang nặng tính trang trí, tiểu tiết đòi hỏi thời gian và không gian để cảm nhận, phân tán và tập trung sự chú ý cục bộ thì các giải pháp thiết kế tổng thể, ngôn ngữ đơn giản và biểu cảm lại có xu hướng đơn giản hóa cấu trúc và tiểu tiết, giúp định hình không gian và cân đối, liên kết sự khác biệt trong cấu trúc dòng người. Việc xem xét điều kiện hiện trạng là một yếu tố quan trọng giúp định hướng được các giải pháp thiết kế bám sát hơn với thực tế và có thể tạo hiệu quả cảm nhận rõ ràng hơn cho du khách.


Bài toán về vị trí, quy mô và diện tích

Được kỳ vọng rất nhiều bởi người dân thành phố, mỗi ngày, đường hoa thu hút hơn hàng  nghìn người tham quan, nếu không muốn nói đỉnh điểm có thể lên đến hàng chục nghìn người  lượt người tham gia, con số này thể hiện được sự quan tâm của công chúng với một nét lễ hội đặc sắc được tổ chức tại khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Đó cũng là một tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên, đó lại cũng là áp lực khổng lồ với việc xây dựng giải pháp thiết kế cho khu vực vốn dĩ rất hạn hẹp về diện tích cũng như không gian có thể khai thác được. 

Với đặc tính không gian tuyến đường trải dài theo tuyến, lộ giới khai thác cho việc sử dụng chưa đến 30m, việc phân luồn giao thông hay giải quyết bài toàn tiếp cận các không gian cảnh quan gặp rất nhiều khó khăn, nếu không muốn nói là càng bố trí nhiều, càng khó tiếp cận và càng không hiệu quả.

Mặc dù đã được xem xét và sử dụng phần diện tích toàn bộ tuyến giao thông ở giữa đường Nguyễn Huệ, nhưng Đường hoa vẫn đang bị gò ép trong một ranh giới thiết kế quá cứng nhắc mà thiếu đi sự xem xét cẩn thận về phạm vi và khả năng cung ứng phục vụ cho nhu cầu của người dân thành phố, điều này dẫn đến việc hạn chế rất nhiều khả năng thưởng ngoạn cũng như khai thác hiệu quả không gian cảnh quan toàn bộ tuyến đường trang trí. Những lúc đỉnh điểm, hầu hết mọi người chỉ có gắng chen lấn và chỉ để đi, và bị cuốn theo dòng người vốn phải di chuyển liên tục, từ điểm đầu đến diểm cuối của tuyến đường, vốn dĩ là 2 điểm rất dễ ùn tắc và không phải là các điểm có thể dừng chân và thư giãn.
 
Rõ ràng là với quy mô và diện tích hạn hẹp, dù vị trí có đắc địa đến đâu thì đường Nguyễn Huệ vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu thực tế đòi hỏi cho một không gian lễ hội, sự kiện xứng tầm với vị thế của Thành phố Hồ Chí Minh.


Thời gian ban đêm, khí hậu mát mẻ và cũng là thời điểm đường hoa luôn quá tải 


Bài toán về phân luồng giao thông và tiếp cận

Tọa lạc tại vị trí khá đắc địa trước Ủy ban nhân dân Thành phố, đường Nguyễn Huệ được xem là con đường mang bộ mặt cảnh quan điển hình và khá quan trọng của khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Bản thân chỉ có khả năng phục vụ cho việc đỗ xe cũng như chuyển tiếp lưu thông giữa các tuyến đường xung quanh thể hiện bằng nhiều nút giao thông xuyến cắt, với đặc tính nêu trên, cấu trúc giao thông và đặc tính tuyến đường sẽ ảnh hướng rất nhiều đến hình thái và đặc tính tổ chức không gian, khi chuyển tiếp từ hình thức phục vụ giao thông cơ giới sang phục vụ cho việc thưởng ngoạn cảnh quan.

Trên cơ sở đó, tuyến đường được sử dụng cho việc trang trí cảnh quan dựa trên chức năng và hình thái sẵn có, điều này, xét về cơ bản là không phù hợp cho một không gian vốn dĩ cần nhiều khoảng trống và diện tích cho việc tập trung và tổ chức các sự kiện và phân tán dòng người. Ngay cả tại các vị trí nút giao thông, giao lộ đường Tôn Đức Thắng, bùng binh cây Liễu luôn là các điểm ùn tắc mặc dù đã được điều tiết và kiểm soát lưu thông.

Nhận thức được cấu trúc không gian và hình thái cũng như đặc điểm hiện trạng, là cơ sở cho việc định hướng các giải pháp thiết kế, ở đây, rõ ràng là chính hình thái theo tuyến của khu vực đường nguyễn Huệ đã buộc phải hình thành các dòng lưu thông theo chính hình dáng của nó, một hình thái tuyến không có điểm dừng các tuyến giao thông chính bắt buộc xuyên suốt và hầu như không có các điểm dừng đủ diện tích và quy mô , điều này rất dễ dẫn đến sự rối loạn trong giao thông nội bộ cho cả tuyến đường, giao cắt tại các nút và đương nhiên là tại khu vực 2 nút giao thông đầu và cuối tuyến.

Thực tế đã chứng minh điều này, khi lưu thông trên đường hoa, mọi người trong các tuyến lưu thông chính không thể dừng lại, nếu không sẽ rất dễ gây ùng tắc cục bộ, dẫn đến việc phân tán luồng giao thông sang hai bên, người bên ngoài muốn vào, người bên trong lại muốn ra, cảnh hỗn loạn này là yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến tâm lý của du khách.

Bênh cạnh yếu tố cảnh quan, việc giải quyết phân luồng và tổ chức giao thông hợp lý cũng là một nhân tố hết sức cơ bản và quan trọng, góp phần tích cực vào việc tổ chức không gian hiệu quả và đem lại giá trị thẩm mỹ cho người tham quan. 


Đường hoa luôn trong tình trạng phức tạp về giao thông, nhất là thời điểm ban đêm, khi mọi hoạt động tham quan được tăng cường


Bài toán về chủ đề và định hướng thiết kế

Chủ đề đường hoa Nguyễn Huệ được đình hình vào đề xuất trong năm 2004, Tết Giáp Thân, theo đó, chợ hoa Nguyễn Huệ đã trở lại nhưng với diện mạo mới. Không còn cảnh mua bán, chào mời, mặc cả, con đường với hoa là hoa nhưng được bày biện, sắp đặt công phu, chỉ dành cho việc thưởng ngoạn của khách du xuân. Và cũng từ năm này, cứ vào dịp Tết, đường Nguyễn Huệ có một cái tên khác, đó là "đường hoa Nguyễn Huệ".

Cái tên đường hoa phần nào đã định hướng được chủ thể thiết kế trên toàn tuyến đường, tuy nhiên đó vừa là điễm tích cực, cũng là điểm cần phải xem xét và đánh giá. Trải qua nhiều năm triển khai, chủ  đề đã phần nào đem được nhân tố hoa vào các giải pháp thiết kế, triển khai thực tế khi huy động các nguồn cung cấp hoa, cây cảnh đáp ứng nhu cầu thiết kế, đồng thời huy động các nghệ sỹ cùng tham gia trong việc thiết kế các tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho nhu cầu thực tế.  

Sau nhiều năm  triển khai, các giải pháp sử dụng hoa ở đây chỉ được xem là sự phối kết, đan xen và bố cục lại các mảng màu sắc, ý tưởng phục vụ cho nhu cầu thưởng thức cái đẹp, cái đẹp có tính toán và ý đồ rõ ràng và sinh động hơn, nhưng ít ái hiểu được hoa, cây kiểng là một nhân tố cần không gian cũng như thời gian để thưởng ngoạn, chiêm ngưỡng và quan trọng hơn là được bố trí trên mặt bằng với diện tích đủ rộng để có thể nhìn, các giải pháp và hiệu quả thị giác được bố trí trên cơ sở mặt bằng để tạo nên chủ đề.  Đó là những nguyên tắc cơ bản dùng để phối kết hoa để đạt được đúng hiệu quả cảm nhận vẻ đẹp và sự phối kết của hoa.
   
Có lẽ sẽ rất ít người dân thưởng ngoạn hiểu được ý nghĩa sâu xa của những tiểu cảnh được thuyết minh với từ ngữ khá bóng bẩy và đầy thuyết phục này.

Trở lại với hiện trạng đường hoa, các giải pháp bố trí hoa theo chiều ngang trên mặt bằng vơi diện tích eo hẹp, nếu không muốn nói là không đủ dành cho nhu cầu lưu thông của du khách, không đem lại hiệu quả thẩm mỹ và truyền đạt ý tưởng như mong muốn.

Với điều kiện hiện trạng và đặc tính của không gian, nên định hướng xem xét yếu tố Hoa ở đây cần phải được xem là một nhân tố phụ trong thiết kế, chứ không phải là nhân tố chủ đạo do con người, hoặc ý muốn chủ quan của ai đó áp đặt lên. Đây là điều hết sức quan trọng góp phần thay đổi tư duy thiết kế cũng như xây dựng những tầm nhìn và giá trị mới cho toàn bộ tuyến đường.

Hoa cần được xen cài và làm một thành tố trong nghệ thuật bố cục tổng thể cho toàn bộ tuyến đường, cái chủ đạo xuyên suốt ở đây chính là tổ chức các không gian lễ hội và sinh hoạt công cộng cho cộng đồng chứ không đơn thuần là không gian cảnh quan, có hoa trang trí để ngắm.
 
Bên cạnh đó, Không gian hàng cau xanh đóng vai trò phân tác các làn xe đồng thời cũng chiếm một diện tích khá lớn của toàn bộ tuyến đường, nhưng đường hoa trải qua hơn 7 năm triển khai, vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu, mang tầm dài hạn cho việc khai thác không gian quý giá này cho việc tăng cường không gian tiện ích và tiếp cận cho toàn bộ tuyến đường.

Nhìn lại tổng thể các giải pháp thiết kế đường hoa, rõ ràng có sự chuyển biến tích cực và ngày một tiến độ hơn so với các năm, chất liệu qua, các tiểu cảnh cũng như cách bài trí đã phần nào phát triễn theo chiều cao để gia tăng diện tích cho giao thông. Tuy nhiên nhìn chung, vẫn chưa có một giải pháp hay định hướng  nào khả thi để giải quyết được các bài toán thực tế của đường hoa, đồng thời xây dựng được một tầm nhìn dài hạn cho một không gian vốn có thể được xem là “thương hiệu của TpHCM” trong tương lai./.

KTS Trương Nam Thuận - Công ty TNHH Thiết kế quy hoạch kiến trúc Thế hệ Mới  

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo