Ashui.com

Friday
Apr 19th
Home Tương tác Góc nhìn Du lịch Di sản: Tiềm năng còn bị bỏ ngỏ

Du lịch Di sản: Tiềm năng còn bị bỏ ngỏ

Viết email In

Với 5 di sản văn hóa vật thể đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, Việt Nam hoàn toàn có thể khai thác mạnh vào mô hình du lịch Di sản. Vậy nhưng, tiềm năng này vẫn đang bị bỏ ngỏ một cách đáng tiếc!

Cùng với việc ngày càng có nhiều danh thắng, địa danh của Việt Nam có mặt trong danh sách di sản thế giới, việc phát triển du lịch di sản đang là một vấn đề nhận được nhiều quan tâm của dư luận, đặc biệt là việc làm sao để phát triển được dòng du lịch vốn nhiều tiềm năng này tại Việt Nam.

Những “mỏ vàng” của ngành “công nghiệp không khói”

Kể từ tháng 12/1993, khi Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO quyết định ghi tên quần thể di tích Cố đô Huế vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới, cho tới nay nước ta đã có 7 di sản văn hóa vật thể và thiên nhiên được nhận vinh dự đó. Trong số này có 5 Di sản Văn hóa vật thể là: Quần thể di tích Cố đô Huế, Khu phố cổ Hội An, Khu di tích Mỹ Sơn, Trung tâm Khu Di tích Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, và mới đây nhất, ngày 27/6 vừa qua Thành nhà Hồ cũng được công nhận là Di sản văn hóa vật thể của nhân loại.

  • Ảnh bên: Thành Nhà Hồ - thêm một di sản vừa được công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Có lẽ, không cần phải nói thêm gì về giá trị của những Di sản này bởi nó đã được cả thế giới công nhận, về những giá trị lịch sử, văn hóa mà nó mang theo.

Không chỉ có những di sản văn hóa đã được thế giới công nhận, theo thống kê mới nhất của Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL), hiện nay trên cả nước có khoảng trên 4 vạn di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh. Trong đó, có hơn 3 nghìn di tích được xếp hạng cấp quốc gia, hơn 5 nghìn di tích xếp hạng cấp tỉnh.Cộng thêm vào đó là gần 1 nghìn di sản phi vật thể được sưu tầm nghiên cứu, lưu trữ…

Với sự phong phú đa dạng như vậy của các di sản văn hóa ở Việt Nam, dễ thấy rằng bên cạnh việc bảo tồn các di sản thì việc đưa những di sản này vào khai thác, và phát triển về du lịch là một điều cần thiết. Bởi văn hóa là yếu tố nội sinh của du lịch, nên những di sản phong phú, nhiều giá trị về văn hóa chính là thế mạnh nội lực giúp Việt Nam có thể đẩy mạnh phát triển “ngành công nghiệp không khói” - du lịch trên cơ sở những di sản có sẵn.

  • Ảnh bên: Hoàng thành Thăng Long cũng vừa được công nhận năm ngoái với những giá trị lịch sử và văn hóa mà nó mang theo

2011 sẽ là năm Du lịch Di sản!

Với một con số có thể gọi là “khổng lồ” về các di sản văn hóa tại Việt Nam, việc đưa Di sản vào phát triển du lịch là một điều cần thiết. Trước nhất là đối với sự phát triển của du lịch, tiềm năng di sản không thể bị… bỏ ngỏ mãi. Thứ nữa, việc phát triển du lịch cũng tạo nhiều cơ sở để việc bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản như lịch sử, văn hóa được thực hiện một cách quy củ, nề nếp và đúng đắn nhất.

Xác định được tầm quan trọng của việc phát triển Du lịch di sản, mới đây, Bộ VHTT&DL vừa chính thức gọi tên Năm Du lịch quốc gia 2012 là "Năm Du lịch quốc gia các tỉnh duyên hải Bắc miền Trung - Huế 2012" với chủ đề "Du lịch di sản". Không khó để nhận ra, khu vực Duyên hải Bắc miền Trung – Huế đã có ít nhất 2 trên 5 di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận. Chưa kể đến những Di sản còn lại đều nằm ở những vùng lân cận. Việc phát triển thành một mô hình du lịch di sản trong năm cũng như trong một chuỗi không gian nhất định được coi là một sự định hướng đúng đắn.


2011 sẽ là năm "Du lịch Di sản" với điểm chính ở khu vực Bắc miền Trung - Huế

Nói về sự phát triển du lịch trong quan hệ với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, nhiều Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành cũng đã khẳng định về vai trò và những lợi thế của Việt Nam khi đưa Di sản vào phát triển Du lịch. Viện phó Viện phát triển Du lịch Việt Nam, ông Phạm Trung Lương còn cho rằng, việc nước ta có sự phong phú về Di sản (đã được công nhận và chưa được công nhận) chính là một thế mạnh để cạnh tranh với các mô hình du lịch khác, và thậm chí là với ngành du lịch của các nước khác trong khu vực và trên thế giới.

Chọn Năm du lịch 2011 với chủ đề là “Du lịch Di sản”, nhưng một thực trạng cho thấy, Du lịch Di sản ở Việt Nam vẫn là một bài toán khó tìm lời giải – điều đó xuất phát từ chính những sự thống nhất không đồng đều trong cơ cấu quản lý, triển khai thực hiện của mô hình nhiều tiềm năng này.
 
Thái Anh

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo