Ashui.com

Thursday
Mar 28th
Home Tương tác Góc nhìn Phố cổ Hà Nội không phải chỉ có kiến trúc cổ

Phố cổ Hà Nội không phải chỉ có kiến trúc cổ

Viết email In

Theo GS.TSKH Tô Ngọc Thanh thì bàn việc về xử lý khu phố cổ Hà Nội như thế nào không phải là chuyện mới, mà đã được bàn luận từ hàng chục năm nay.

Hồi đó, một tổ chức của Nhật Bản hợp tác giúp ta về xử lý phố cổ có mời tôi đến dự thảo luận. Trước đó, tôi đã có dịp đến tham quan khu phố cổ ở Nhật Bản, ở Peru (khu phố của người da đỏ), ở thành phố cổ Torino của Italia - nơi các mặt hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất ngay tại chỗ. Hôm họp với tổ chức của Nhật Bản, tôi có nói là cũng nên xác định lại như thế nào là phố cổ, vì tôi cho rằng có lẽ ở ta chỉ có phố cũ.

Theo tôi, phố cổ là nơi chứa đựng trong nó cả một xã hội, một không gian văn hóa, lối sinh hoạt như cũ: Từ cách ăn mặc, cách làm ăn, buôn bán đến đường sá cũng là những con đường lát viên gạch thời cổ đó... Vào khu phố cổ là được sống trong không gian văn hóa thời kỳ phố cổ, chứ không phải là chỉ có mỗi nhà cổ, nhà cũ. Nếu chiểu theo như vậy thì đúng là ta chưa có một khu phố cổ đúng nghĩa. Tôi cho rằng lãnh đạo Hà Nội hẳn là có chủ trương phục dựng một khu phố cổ đúng nghĩa, chứ không chỉ là kiến trúc cổ. 

  • Ảnh bên: GS.TSKH Tô Ngọc Thanh (ảnh: Hoàng Tuấn) 

Một vấn đề nữa cần phải bàn, đó là sau khi di, dãn dân, thì phố cổ còn lại những ai? Tôi nghĩ những người ở lại là những người có thể cùng với chính quyền thành phố làm nên một phố cổ đúng nghĩa như mong muốn, chứ không phải cứ ai nhà mặt tiền thì ở lại (chắc hẳn đây là tin đồn?). Những người ở lại làm nên không gian phố cổ là ai? Và phố cổ chọn không gian phố cổ nào để làm bật nên một khu phố cổ? Những vấn đề này chính quyền thành phố HN nên công khai. Nên trưng cầu ý dân không chỉ với những người ở phố cổ. Ta đã làm “Con đường gốm sứ” hay cầu Long Biên là thành công, nhưng với khu phố cổ là động đến con người nên phải làm từ từ, chứ làm theo kiểu “ra quân” là làm khổ dân.

Khu phố cổ của ta hiện nay mật độ dân số quá đông, điều kiện sống thiếu quá nhiều thứ, nhưng đây là chỗ sinh sống của dân. Bây giờ họ sang Gia Lâm sinh sống thế nào? Lãnh đạo thành phố đã tính đến chuyện này chưa, nhất là khi ta vẫn nói “làm sao để những người dân đến nơi ở mới có cuộc sống tốt hơn hoặc ít nhất cũng bằng nơi ở cũ”? Phải tính toán kỹ lưỡng cụ thể, bởi chủ trương thì hầu hết là định tính, mà cuộc đời thì cần định lượng...

Hình ảnh về cuộc sống ở khu phố cổ dưới góc nhìn của một phóng viên kênh truyền hình CNN (Mỹ): 


Những ngôi nhà cổ trên phố Hàng Đào, phía Bắc hồ Hoàn Kiếm.
 

Giờ cao điểm tại phố cổ là một trải nghiệm quý giá. Bạn phải tập trung cao độ mọi lúc khi mà đường phố tràn ngập xe máy, xe đạp và người đi lại.


Vỉa hè cũng ồn ào chẳng kém giữa lòng đường với nhộn nhịp người mua kẻ bán.


Một gia đình ngồi tán gẫu trong thời tiết oi ả mùa hè phía trước cửa hàng bán bia đá của họ.


Một trong những khu chợ buôn bán tại phố cổ.
 

Những người bán hàng trong chợ chủ yếu là phụ nữ.
 

Một người phụ nữ quạt chả trên vỉa hè trong nhiệt độ 32 độ C. Hà Nội có văn hóa ẩm thực đường phố rất phong phú, đủ để viết thành sách.


Vỉa hè là nơi lý tưởng để thưởng thức đồ ăn nhanh của nhiều người.
 

Khách du lịch dạo chơi phố cổ bằng xích lô. Nhưng cũng nên cẩn thận bởi đi bằng cách này thường bị hét giá cao.
 
Linh Tâm (ghi) - Ảnh: CNNGo 

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo