Ashui.com

Friday
Mar 29th
Home Tương tác Góc nhìn "Gót chân Achilles" của công nghiệp hóa

"Gót chân Achilles" của công nghiệp hóa

Viết email In

Sự thật là phát triển công nghiệp không đem lại sự sung túc cho tất cả, ngược lại công nghiệp đang phơi ra những lỗ hổng chết người!

Kể từ thế kỷ 17, nước Anh là quốc gia đầu tiên thực hiện công nghiệp hóa, Manchester là thành phố công nghiệp đầu tiên trên thế giới. Sau đó trào lưu này lan khắp châu Âu, Bắc Mỹ.

Các khu vực châu Á, Phi, Mỹ Latin cũng bắt đầu công nghiệp hóa sau khi giành được độc lập từ sau thế chiến thứ hai. Mấy mươi năm ngắn ngủi nhưng công nghiệp mang lại cho loài người vốn vật chất khổng lồ; bản thảo phát minh mới chất đầy trong các thư viện ở Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản...


Công nghiệp hóa đang lộ rõ nhiều yếu điểm chết người

Trong lúc cả thế giới khấp khởi làm cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thì dịch bệnh COVID-19 xuất hiện và tàn phá, tác động từ thực tế đời sống đến tư duy con người.

Những ngày ở nhà, cách ly xã hội cũng là lúc có thời gian để sống chậm lại, nghĩ nhiều hơn. Phải chăng, thành quả của hơn 7 tỷ người tan tiêu vì con virus không thể nhìn thấy bằng mắt thường?

Tại sao tất cả các quốc gia chỉ muốn công nghiệp hóa mà không bao giờ là nông nghiệp hóa? Tại sao phi nông bất ổn - nhưng ngày nay hàng chục quốc gia có gốc gác nông nghiệp rẽ ngoặt chạy theo công nghiệp?

Và cũng dễ thấy, động thái thủ thân trước tiên của một biến cố là tích trữ lương thực, mắm muối; lâu đài, xe cộ, thiết bị, linh kiện, vàng bạc không thể nào thay thế được sự sống gắn chặt với tự nhiên.

Dầu mỏ được xem như “máu” của mọi nền kinh tế, nhưng đến khi nó giảm giá sát đáy, dưới 20USD/thùng cũng không ai thiết tha; kinh tế dịch vụ là mốt thời thượng, song dễ dàng chết lâm sàng chỉ bằng một mệnh lệnh hành chính...

Những ngày này, các cuộc bàn luận về làm thế nào để phát triển công nghiệp, bang giao hội nhập, cách mạng 4.0... không còn quan trọng bằng làm cách nào để đủ gạo cơm, sức khỏe chống chọi với dịch bệnh.

Bởi thế, mà rất lâu rồi chuyện xuất khẩu gạo của nước ta - vốn dĩ đương nhiên lại được mang ra bàn tán, cân nhắc. Không ít những nền kinh tế lớn tự hào về công nghiệp công nghệ cao, công xưởng khổng lồ, khoa học kỹ thuật tân tiến lại sốt sắng tìm mua gạo để đảm bảo an ninh lương thực!


Dịch bệnh dễ dàng làm sụp đổ những gì con người thấy tự hào nhất

COVID-19 dạy con người nhiều thứ, trong đó sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực là “model phù hợp với mọi thời đại”. Một cái tít rất ăn khách trên báo Thanh Niên “Người dân mỏi cổ ngóng cơm ở khu cách ly phố Trúc Bạch”. Đáng nói, đây là con phố giàu nức tiếng Hà thành.

Thế nhưng xã Sơn Lôi (Bình Xuyên - Vĩnh Phúc) cũng 14 ngày cách ly nhưng người dân hoàn toàn sống khỏe mà không phụ thuộc vào ai cả. Hóa ra, lâu nay chúng ta tạo dựng cuộc sống trên tòa lâu đài cát?

Đô thị hóa phát triển rực rỡ, nó như cái hố đen hút hết lực lượng tinh hoa nhất của xã hội để tạo ra những kết cấu dân cư đặc biệt, mô hình phát triển tân tiến. Song đó lại là điểm yếu nhất trong quá trình an trú của con người.

Không ai dám nghĩ rằng, bệnh viện Bạch Mai - nơi khắc tinh của virus, vi khuẩn lại là ổ dịch COVID-19 lớn nhất nước vào lúc này, và điều gì xảy ra nếu như tất cả các bệnh viện ở thủ đô 11 triệu dân chỉ có vài trăm máy thở? Sẽ thế nào nếu thành phố không may bị phong tỏa?...

COVID-19 dễ dàng tấn công vào những gì mà con người cho là tối tân nhất, đó là đô thị, cao ốc, trung tâm mua sắm, khoa học kỹ thuật - nơi mà đa phần người dân nông thôn nhìn thấy sự hào nhoáng, tiện nghi và văn minh.

Nền đại công nghiệp bắt buộc sản xuất tập trung, quy mô lớn, yêu cầu đó bắt buộc tích tụ cao độ dân cư. Khi quy mô thành phố có hạn nhưng yêu cầu phát triển quá cao dẫn đến các bức bách về hạ tầng như nhà ở, giao thông.

Dịch bệnh lây lan hàng loạt tấn công đúng vào chổ mà con người hiện nay xem là điều tất yếu phải thực hiện. Đó là các mối quan hệ chằng chịt, siêu tương tác, đi lại, tập trung sự sống với mật độ dày đặc

Virus corona buộc con người phải nhận ra rằng, phương thức sống, sản xuất, kinh doanh hiện nay sẽ phải thay đổi. Các kiến trúc sư giỏi nhất thế giới có thể phải chỉnh lại nội hàm của khái niệm “thành phố”, “citizen”.

Diện mạo các thành phố lớn nhất thế giới ở Trung Quốc, Bắc Mỹ, Đông Á thay đổi chóng mặt sau hơn 3 tháng đầu năm 2020. Vậy, mô hình nào mới có thể cứu con người khỏi đại họa tương tự như COVID-19?

Trương Khắc Trà

(Diễn đàn Doanh nghiệp)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo