- Ảnh bên: Cao ốc Sacombank của KTS Trần Song Sơn đạt giải nhất công trình giải quyết công năng tốt - áp dụng kỹ thuật xây dựng và vật liệu hoàn thiện hài hoà nhất
Đây là một cuộc thi thành công. Trước hết là ở sự ủng hộ tham dự của các kiến trúc sư. Kế đến là chất lượng của các đề án dự thi và tôi muốn nhấn mạnh đến chất lượng. Không phải tiêu chí nào đặt ra cũng chọn được giải thưởng nhưng thực tế có rất nhiều giải thưởng có giá trị về chuyên môn cũng như tính ứng dụng cao, hiệu quả về kinh tế và cả hiệu ứng xã hội.
Đây là lần đầu tiên Giải thưởng kiến trúc TP.HCM đưa ra tiêu chí về “Giải quyết vấn đề vật lý kiến trúc tốt nhất”. Xin ông giải thích về tiêu chí này?
Điều lệ cuộc thi đã nêu rõ về tiêu chi này là “giải quyết được vấn đề vật lý kiến trúc (âm thanh, ánh sáng, không khí, hướng gió, ánh nắng mặt trời...) và xử lý môi trường bên trong công trình đạt hiệu quả sử dụng cao, tiết kiệm năng lượng”. Tiết kiệm năng lượng là vấn đề mà thế giới đang quan tâm. Thực sự ở Việt Nam ta, lĩnh vực này chưa được phát triển nhưng đã bắt đầu có sự quan tâm. Hội đặt ra tiêu chí này cũng là nhằm hướng về mục tiêu đó. Kết quả chấm giải cho tiêu chí này là có hai giải ba (một công trình resort và một công trình nhà hàng) chứ chưa có giải nhất và giải nhì. Nhưng đó cũng là kết quả đáng mừng. Ví dụ như công trình resort Tropicana của KTS Dương Hồng Hiến tạo dựng địa hình để chống ồn hiệu quả mà không cần che chắn; tận dụng hướng nắng, hướng gió giải quyết thông thoáng tự nhiên tốt.
- Ảnh bên: Bản vẽ phối cảnh mặt bằng công trình văn phòng công ty daiko của KTS Võ Cao Thắng đạt giải nhì công trình có trang trí nội thất tốt nhất và giải nhất công trình dành cho kiến trúc sư trẻ dưới 30 tuổi
Thực ra cái này không mới đối với thế giới. Thành công ở đây là tác giả đã khai thác không gian trong một khối tích có giới hạn để có thể đáp ứng nhu cầu sống. Các giải pháp kiến trúc đã phù hợp với một không gian ở có thể nói là tối thiểu nhất. Cách tổ chức sản xuất tỏ ra thích hợp cho những nhu cầu cấp bách, có thể giải quyết chỗ ở cho nhiều người trong thời gian ngắn nhất. Theo tôi, đây là sáng kiến trong bối cảnh hiện tại của đất nước ta. Nếu phát triển được rộng rãi, đây sẽ là đóng góp hữu ích cho xã hội.
Hội đã dành riêng giải cho các kiến trúc sư trẻ dưới 30 tuổi. Khi chấm thi, các kiến trúc sư trẻ có được “du di”?
Tôi xin nói ngay, dù là giải thưởng riêng cho các kiến trúc sư trẻ nhưng hội đồng xét duyệt xem xét trên cùng một mức đánh giá và bỏ phiếu chung so với tất cả các giải khác chứ không có sự du di gì ở đây. Giải cho kiến trúc sư trẻ năm nay có đủ ba giải gồm: giải nhất cho công trình Văn phòng công ty Daiko của KTS Võ Cao Thắng; giải nhì cho công trình Nhà nhiệt đới của KTS Trần Thị Ngụ Ngôn và KTS Phan Thanh Hùng; giải ba cho Đồ án quy hoạch tỷ lệ 1/500 đại học Công nghệ thông tin của KTS Nguyễn Thị Dự Thư và KTS Huỳnh Thị Thu Thuỷ.
Xin ông vài đánh giá cụ thể về hai công trình văn phòng và nhà ở trong giải thưởng này?
- Ảnh bên: KTS Khương Văn Mười trong buổi chấm thi giải thưởng kiến trúc TP.HCM 2008
Còn công trình nhà ở mang tên Nhà nhiệt đới là một điều thú vị. Nó chứng tỏ công trình quy mô nhỏ mà xử lý tốt thì vẫn tạo được thành tựu kiến trúc. Đây là một công trình nhà ở kiêm văn phòng làm việc tổ chức được môi trường ở với mức độ tốt. Phương án giải quyết ánh sáng, thông thoáng tự nhiên là phương án đơn giản mà hiệu quả. Việc tạo hành lang thông thoáng có hồ nước giải nhiệt đã xử lý được bức xạ mặt trời ở hai hướng đông, tây và cả phần tiếng ồn, bụi từ phía phân xưởng. Không cầu kỳ, không màu mè phô trương, đồ án nhỏ nhưng tính thực tiễn cao. Sự thành công của các kiến trúc sư trẻ trong trường hợp này chứng tỏ tuổi tác không phải là vấn đề hạn chế thành công.
Ông có nhắn gửi gì với các kiến trúc sư trẻ?
Có thể nói, đa số kiến trúc sư trẻ bị giới hạn về kinh nghiệm, việc làm nhưng họ có tài năng và tư duy sáng tạo, dám nghĩ dám làm. Vấn đề là họ cần cơ hội để chứng minh. Giải thưởng của hội Kiến trúc sư TP.HCM là cơ hội tạo ra cho các bạn trẻ chứng tỏ mình, cơ hội giúp họ trưởng thành. Chúng tôi mong muốn những gương mặt đạt giải thưởng luôn luôn mới. Tôi muốn nhắn gửi rằng, các bạn trẻ hãy mạnh dạn chứng tỏ mình về mặt chuyên môn.
Phạm Hy Hiếu thực hiện
Tin mới hơn:
- "Đô thị Việt Nam khá hỗn độn" - KTS Nguyễn Hữu Thái
- KTS Tadao Ando: "Phát triển đô thị cần nghe ý kiến của dân"
- 4 bất ổn của thị trường bất động sản - Nhận định của ông Tống Văn Nga
- Trận lụt lịch sử tại Hà Nội: Bài học đắt giá cho quy hoạch đô thị - P/v KTS Ngô Trung Hải
- Thứ trưởng Bộ GTVT Ngô Thịnh Đức: "Việt Nam chưa có đường cao tốc đúng nghĩa"!
Tin cũ hơn:
- Nhân Ngày Đô thị Việt Nam 8/11: phỏng vấn GS Nguyễn Thế Bá
- Tình trạng ngập lụt ở Hà Nội: Các chuyên gia nói gì?
- Bí thư Hà Nội: "Thiên tai thì không tính trước được"
- "Dự án trễ vì yếu quản lý hợp đồng sau đấu thầu"
- "Nên có kiến trúc sư trưởng để duy trì ý tưởng quy hoạch"