Ashui.com

Wednesday
Sep 18th
Home Tương tác Đối thoại Ứng xử thế nào với các kiến trúc lịch sử?

Ứng xử thế nào với các kiến trúc lịch sử?

Viết email In

Ông Phan Văn Trường, nguyên Giáo sư Đại học Paris - Sorbonne 1, hiện đang giảng dạy bộ môn quy hoạch vùng và kinh tế đô thị tại trường Đại học Kiến trúc TP.HCM, chia sẻ về hiện tượng nhiều nhà cao tầng mọc lên trong khu trung tâm TP.HCM...

* Giáo sư nhìn nhận như thế nào về việc xây cao ốc trong khu trung tâm của TP.HCM?

- GS. Phan Văn Trường: Chúng ta ai cũng ý thức được sự cần thiết của việc phát triển đô thị, song song với tu bổ cho đô thị ngày càng đẹp hơn. Nhưng nói đến phát triển, không phải chỉ có sự thêm bớt về số lượng nhà ở, văn phòng, thượng và hạ tầng cơ sở; mà còn phải chú ý cả về chất lượng.

Chất lượng không chỉ là tổ chức đô thị một cách quy củ hơn, đời sống người dân trong đô thị hợp lý, thoải mái hơn, mà còn phải chú ý cả đến thẩm mỹ của đô thị, từng nhà, khu phố cũng như sự hài hòa của kiến trúc giữa các thời đại lịch sử, các trường phái kiến trúc.

Việc làm của chúng ta (xây cao ốc trong khu trung tâm lịch sử) sẽ được (hoặc bị) đánh giá. Người nước ngoài khi đến thăm thành phố sẽ tìm hiểu xem chúng ta kính trọng lịch sử văn hóa của mình như thế nào qua những hình thể của đô thị. Những thế hệ sau của chúng ta cũng sẽ đánh giá tương tự.

Vì vậy, hơn lúc nào hết, phải thận trọng khi đưa ra một quyết định có tính cách văn hóa; nhất là khi chúng ta xây hoặc cho xây một kiến trúc để lại chứng tích lâu dài.

>> Cao ốc càng nhiều, giao thông càng tắc

* Nếu là “người ngước ngoài” hay “thế hệ sau của chúng ta” thì giáo sư sẽ nghĩ gì về cách phát triển đô thị hiện nay?

- Một số đô thị ở châu Âu, châu Mỹ… không có một kiến trúc sư nào dám phá một công trình có giá trị lịch sử. Phá ở đây có nhiều nghĩa, như đập đi, hoặc xây một cái gì xấu xí hoặc không hài hòa bên cạnh. Ngay cả những vườn cây xanh, họ cũng không dám thay thế bằng những khu nhà. Tất cả không phải do có sự cấm đoán, mà do họ cảm thấy xấu hổ nếu nhẫn tâm “ám sát” vẻ đẹp đô thị. Đây hẳn là vấn đề văn hóa.

Người nước ngoài khi thăm một đô thị hỗn độn sẽ thầm nghĩ là đô thị đó có chính sách xuề xòa, chính quyền và người dân ở  đó dường như không mấy quan tâm đến thẩm mỹ, không mấy kính trọng công ơn kiến trúc của ông cha để lại, không biết quý những di tích đẹp của lịch sử...Nhưng quan trọng hơn là phản ứng của những thế hệ mai sau của chúng ta.

Họ sẽ đặt những câu hỏi đại loại như do đâu mà cứ phải “xúm” vào quận 3, quận 1? TP.HCM có thiếu chỗ đâu! Vì sao không xây đô thị mới, ngay ngắn hơn mà lại phải phá vỡ các công trình quý báu, bon chen vào những chỗ chật chội!? Chắc chắn họ sẽ nghĩ ngợi nhiều về khả năng của thế hệ đi trước, nhất là nếu lúc đó đô thị vẫn còn cảnh kẹt xe, ô nhiễm nghiêm trọng hay khan hiếm nước sạch...

* Đâu là lý do căn bản dẫn đến hiện tượng xây dựng lộn xộn trong khu vực trung tâm lịch sử?

- Chỉ chung quanh hai chuyện: (i) Lợi nhuận trong việc cải tạo xô bồ. Thực tế cho thấy việc xây đô thị mới không có lời nhưng lại nhiều rủi ro; trong khi cải tạo đô thị cũ (không bài bản) đem lại khoản lợi nhuận khổng lồ. Nói đến đây, thiết tưởng phải nhắc lại rằng tiền lời cũng do một quá trình đầu cơ địa ốc đem lại. Không có đầu cơ thì chưa chắc đã đưa đô thị tới tình trạng ngày hôm nay.

(ii) Những dự án công trình cải tạo hoàn toàn do tư nhân lựa chọn đầu tư, trong khi chúng ta có thể có chính sách khác, ví dụ như có một họa đồ khung cho đô thị, được chấp hành đúng đắn, vẫn để cho tư nhân tự do khai thác, nhưng phải tôn trọng họa đồ chung.

Thêm vào đó, tư nhân không được lấy hết tiền lời, phải đóng góp vào quỹ hạ tầng cơ sở, chia sẻ gánh nặng xây trường học, bệnh viện, chợ, bãi đậu xe, metro, hệ thống nước…Thiết tưởng việc đó không khó làm nếu Nhà nước có chính sách công khai, công bằng giữa tư và công, và tất nhiên là thực tế.

>> Tổ chức phố đi bộ tại Trung tâm lịch sử đô thị TPHCM

* Theo giáo sư, chính quyền cần ứng xử với đô thị TP.HCM như thế nào?

- Nói một cách khách quan, những cố gắng và quan tâm của Nhà nước rất cao. Tuy nhiên, cần định nghĩa rõ ràng hơn nữa đô thị tương lai. Ai cũng vậy, trước khi làm gì thì phải biết là mình đi đâu. Nói nôm na là hiện nay chúng ta đang lo nhiều cho tương lai cận kề chứ chưa có tầm nhìn đúng đắn cho đô thị trong 20 hay 50 năm nữa. Thực tế là thế, việc xây cất không phải chỉ là “chế tạo” thêm mét vuông, mà còn phải được quy hoạch.

Quang Trung thực hiện


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 2305 khách Trực tuyến

Quảng cáo