Ashui.com

Friday
Mar 29th
Home Tương tác Đối thoại Nhà văn Jean Pierre Outers: Giao thông VN - cũng thật đáng yêu!

Nhà văn Jean Pierre Outers: Giao thông VN - cũng thật đáng yêu!

Viết email In

Tối 18/6, nhà văn người Bỉ Jean Pierre Outers đã có buổi tái hiện những hình ảnh giao thông Việt Nam bằng những quan sát, trải nghiệm trong những năm tháng sống tại “quê hương thứ hai” của ông qua cuốn Passer au Sud tạm dịch là Đi về phía Nam tại Trung tâm Văn hóa Pháp, 24 Tràng Tiền, Hà Nội.

Passer au Sud là chuỗi những câu chuyện kể về những chuyến đi thực tế của Jean Pierre Outers, hay nói cho chính xác hơn là những cuộc du lịch, gặp gỡ nhiều người của ông tại Việt Nam trong 20 năm sống và làm việc tại châu Á, trong đó có Việt Nam.

Đọc cuốn sách này, thoạt tiên người đọc thấy nó giống một cuốn sách hướng dẫn du lịch hơn là một cuốn sách “đậm chất văn chương”. Nhưng cũng cần phải nói thêm rằng

Passer au Sud không phải là một tiểu thuyết, trong đó có những tình tiết hư cấu, phi thực tế mà đơn giản nó chỉ là một cuốn sách kết hợp rất nhiều cách viết cũng như các thể loại khác nhau mà thành.

* Ông thể hiện điều gì trong Passer au Sud?

- Passer au Sud là những góc nhìn khác nhau của tôi về sự chuyển động từng ngày của Việt Nam, đất nước tôi luôn xem như quê hương thứ 2 của tôi. Tôi đã bị quyến rũ bởi tất cả những gì ở đất nước Việt Nam và bởi lẽ đó nên tôi cũng đã thể hiện cảm xúc đó qua những trang viết về những gì tôi đã được tiếp xúc.

* Ông đã sống ở châu Á 20 năm. Vậy, trong 20 năm đó, ông đi lại có khó khăn không, nhất là ở Việt Nam?

- Tất nhiên là có khó khăn vì 20 năm qua tôi vẫn chỉ là một người khách của những nước châu Á mà tôi đã đến. Tôi nhớ, lần đầu tiên tôi đến Việt Nam năm 1986, tôi đã rất khó khăn trong việc tìm cho mình một chiếc taxi chỉ để đi từ Gia Lâm vào nội đô Hà Nội. Giờ thì Hà Nội đã thay đổi, các phương tiện giao thông chen chúc nhau trên khắp các ngả đường, khiến cho chính những người tham gia giao thông thường rất khó khăn trong việc đi lại, nhất là vào giờ cao điểm...

  • Ảnh bên : Jean Pierre Outers nhìn thấy những nét đáng yêu trong cảnh đường phố chen chúc xe máy

* Nhưng, như ông nói, “trong cái bất cập của giao thông tôi đã quan sát được rất nhiều nét đáng yêu” đấy thôi. Nhưng nét đáng yêu đó là gì vậy? 

- Người Việt Nam đi xe máy rất nhiều. Họ đi rất gần nhau khiến tôi thấy rất nguy hiểm. Nhưng vì họ đi rất gần nhau như thế nên họ có thể giao lưu với nhau bằng những câu chuyện như hỏi thăm đường phố, địa chỉ cửa hàng, khách sạn. Nếu là bạn bè, người thân đi bên cạnh nhau họ có thể kể chuyện gia đình, hỏi thăm sức khỏe và công việc của nhau nữa. Đó là một sự giao lưu văn hóa đặc trưng không phải đô thị nào trên thế giới cũng có...

* Theo ông, đất nước chúng tôi cần phải làm gì để cải thiện hình ảnh giao thông đang ngày một bất cập như hiện nay?

Sau buổi giới thiệu sách tại Trung tâm Văn hóa Pháp, Jean Pierre Outers sẽ tiếp tục cùng Đi về phía Nam để giới thiệu những hình ảnh giao thông Việt Nam (qua cuốn sách) với công chúng tại Trung tâm Văn hóa Pháp, số 1 Lê Hồng Phong vào ngày 24/6 và tại TP.HCM ngày 25/6, lúc 18h ở IDECAF, số 31 Thái Văn Lung, Q1. 
- Không thể so sánh hình ảnh giao thông của Việt Nam với hình ảnh giao thông của Bỉ hay đất nước nào khác trên thế giới. Tôi không phải là một nhà quy hoạch đô thị nên không thể đưa ra kiến giải nào để “hóa giải bất cập” trong vấn đề giao thông ở đất nước các bạn. Tuy nhiên, tôi thấy rằng, Hà Nội là thành phố tương đối bằng phẳng, không đồi dốc như một số thành phố khác trên thế giới nên rất thuận lợi cho việc sử dụng những phương tiện giao thông công cộng.

Ở Amsterdam - Hà Lan, người dân chỉ đi xe đạp để giảm thiểu khí thải và tiếng ồn. Hà Nội hoàn toàn có thể trở thành một thủ đô sạch như thế nếu mọi người tham gia sử dụng các phương tiện giao thông công cộng và đi xe đạp nhiều hơn.

Phú Bình

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 2288 khách Trực tuyến

Quảng cáo