Ashui.com

Tuesday
Apr 16th
Home Tương tác Đối thoại

Đối thoại

"Khu nhà giàu Thảo Điền ở Sài Gòn không ngập và lún mới lạ"

Thảo Điền là một chảo bùn theo sông Sài Gòn tụ về. Bản chất của Thảo Điền và quận 2 là lún tự nhiên từ xưa, việc đô thị hoá ồ ạt ở khu vực này càng khiến tình trạng lún nhanh hơn. 

Thảo Điền (quận 2) - nơi sinh sống của những người giàu, người nước ngoài chìm trong nước 2 ngày trước, khi triều cường đạt đỉnh 1,6 m ở trạm Phú An. 

Ông Phạm Viết Thuận, Viện trưởng Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, cho rằng Thảo Điền là khu vực có túi bùn lớn, việc đô thị hoá ồ ạt ở khu vực này càng khiến tình trạng sụt lún trở nên nhanh hơn và tình trạng ngập không phải là chuyện lạ.  

Một góc khu Thảo Điền, quận 2, bên sông Sài Gòn. (Ảnh: Lê Quân) 

Khu Thảo Điền, quận 2, TP.HCM. (Ảnh: Google Maps)

Thảo Điền nằm trên chảo bùn

Vừa qua, triều cường đạt đỉnh đã uy hiếp khu Thảo Điền, "thiên đường" của người giàu và người nước ngoài biến thành sông. Ông lý giải nguyên nhân của tình trạng ngập úng này như thế nào?

- Thảo Điền là một cồn đất được bồi lắng mấy trăm năm nay. Đó là một chảo bùn theo sông Sài Gòn tụ về. Bản chất của vùng đất này là bùn, không có đất sét hoặc đất pha, vì thế, nền đất thiếu sự liên kết. 

Tất cả các công trình đô thị của Thảo Điền được xây dựng trên một nền đất yếu. Có một hiệu ứng trong vật lý gọi là biến động học. Có nghĩa là nền đất bị tác động bởi một lực không phải tự nhiên gây lún cục bộ. Tôi cho rằng hiện trạng hiện nay là lún bề mặt.

Bản chất của Thảo Điền và khu quận 2 là lún tự nhiên từ xưa. Bề mặt của khu vực này có 1,8 m đến 2,4 m đất màu vì thế chúng có sự liên kết với nhau. Trong quá trình thi công, đơn vị thi công đã bóc đất này đi, chỉ còn một lớp bùn nhão chứ không có đất sét.

Do đó, nền đất này mất đi liên kết với nhau. Theo tính toán của tôi, độ lún tự nhiên của khu vực này là 0,48 m. Nếu cộng thêm cả lún bề mặt do xây dựng thì sẽ tăng lên 0,626 m.

Đường Nguyễn Văn Hưởng (phường Thảo Điền), nơi sinh sống của giới nhà giàu Sài Gòn biến thành sông trong triều cường. (Ảnh: Tùng Tin) 

Nhưng có vẻ như Thảo Điền đang lún vì cả nguyên nhân tự nhiên lẫn cơ học khi mật độ xây dựng khu vực này đang rất nóng. Hàng loạt chung cư, khu phức hợp, nhà cao tầng mọc lên trong một thời gian ngắn có thể dẫn đến tình trạng lún bề mặt cục bộ?

- Thảo Điền đang chịu cả hai loại tác động. Thứ nhất, cốt nền của khu vực này đã thấp rồi. Lún tự nhiên là dạng không thể kiểm soát được. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, nhà thầu lại không tính toán được mốc cao độ chuẩn nên dẫn đến lún. 

Kịch bản theo chu kỳ 7 năm sẽ diễn ra như sau. Năm đầu tiên lún 0,48 m, các năm tiếp theo sẽ tiếp tục lún nhưng với tỷ lệ nhỏ hơn. Sau 7 năm, độ lún đạt đến tối đa, tức gần 2 m. Đây là lún tự nhiên theo quy luật, có gia cố cỡ nào cũng không giải quyết được. Nếu cộng thêm cả lún do bị tác động bề mặt thì hậu quả sẽ còn tệ hơn nữa.

Ông đánh giá tương lai của khu vực Thảo Điền và quận 2 sẽ như thế nào?

- Tôi cho rằng sẽ rất rủi ro. Những ngôi nhà xây kiên cố, sử dụng cọc khoan và cọc nhồi thì không lún, nhưng nền nhà sẽ lún. Những chỗ càng sát sông, xây dựng, đi lại nhiều thì càng lún dữ dội hơn.

Triều cường hàng năm dọc bờ sông Sài Gòn, khu vực quận 2, Nhà Bè sẽ cao khoảng từ 1,67-1,82 m theo tính toán xưa nay. Vì thế, cốt cao độ nền nhà phải cao hơn mức dự phòng của triều cường hàng năm, ít nhất là phải cao 1,5 m. Nếu vậy, chi phí xây dựng sẽ cực kỳ lớn.

Về mặt quy hoạch đô thị, tôi nghĩ đây là một sai lầm. Người Pháp đã cảnh báo chúng ta không nên xây dựng đô thị ở khu vực từ quận 7 sang quận 2 từ lâu. Bên dưới khu vực Đa Phước (Bình Chánh) chạy lên quận 7, Nhà Bè và về tới quận 2 là 14-27 m bùn. Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá quá nhanh không tiên lượng được vấn đề đó. Bây giờ thấy rất rõ hậu quả. 

Một người nước ngoài sống ở khu Thảo Điền, quận 2, đưa con đi học trong nước ngập do triều cường. (Ảnh: Tùng Tin) 

Hơn 1/3 diện tích Sài Gòn sẽ ngập trong nước

Trên cơ sở đánh giá sự phát triển của đô thị, tình trạng sụt lún tự nhiên và cơ học lẫn sự biến đổi bất thường của khí hậu, theo dự báo của ông, tình trạng ngập úng ở TP.HCM sẽ diễn ra như thế nào?

- Trong tương lai từ 7-10 năm tới, theo dự báo của tôi thì nước xâm nhập gây ngập từ 25-35% diện tích thành phố khi mưa kết hợp triều cường đỉnh điểm. Hiện trạng bây giờ đã ngập từ 10-15% rồi.

Các vùng ven như Tân Phú, quận 12, Nhà Bè, Bình Chánh, Bình Thạnh, cứ triều cường là ngập chứ không cần đợi mùa mưa. Rồi ngập cục bộ, mưa cục bộ kết hợp triều cường, nếu không có giải pháp sẽ ngập hơn 1/3 diện tích thành phố. Không có cách nào khác. 

Vậy theo ông, TP.HCM có thể thực hiện giải pháp gì cho việc chống ngập?

- Chỉ có thể giải quyết vấn đề trước mắt là giảm ngập thôi chứ còn vấn đề căn cơ tôi nghĩ khó. Nếu muốn hết ngập hoàn toàn, chỉ có cách di dời thành phố về phía bắc. Chống ngập theo cách nạo vét mương rãnh, tạo thêm hồ hay khu vực chứa nước quy mô lớn có thể mang lại hiệu quả. 

Không nên cấp phép xây dựng chung cư, nhà cao tầng ở những khu vực có nền đất yếu và bùn nhiều như quận 7 hay quận 2. Những đê ngăn triều cục bộ, hoặc các khu dân cư hiện hữu, cần nâng cốt nền lên cao hẳn so với mức triều cường hàng năm. Khi đó sẽ giảm được hệ quả xã hội đối với việc ngập úng.

Tuy nhiên, chống ngập cho cả thành phố thì không ai dám làm vì tốn kém kinh khủng. TP.HCM không thể làm như Hà Lan được vì địa thế khác nhau. Cách xử lý của họ cũng khác.

Nếu chống ngập như Hà Lan thì TP.HCM phải chi bao nhiêu tiền?

- Nếu tạm tính thì dù chi đến hàng tỷ USD cũng không giải quyết được. Bởi vì, Hà Lan nghiêng về phía nam, độ dốc lớn. Họ dành phần đất cao để phát triển khu dân cư, còn phần đất thấp chỉ cho xây dựng đường giao thông, đường nước, chứ không xây dựng nhà cao tầng ồ ạt như chúng ta.

Xin cảm ơn ông. 

Hà Hương thực hiện 
(Zing.vn)  

 

Kiến trúc đô thị Xanh nhìn từ chợ thực phẩm - Gợi ý cho Việt Nam

Kiến trúc đô thị Xanh nhìn từ chợ thực phẩm - Gợi ý cho Việt NamBài phỏng vấn được Ashui.com thực hiện nhân sự kiện kiến trúc sư nổi tiếng Đan Mạch Hans Peter Hagens sắp đến V...

Bảo tồn di sản trong thời đại làm kinh tế và phát triển du lịch

Bảo tồn di sản trong thời đại làm kinh tế và phát triển du lịchCác lợi ích khác mất đi còn có khả năng làm lại, nhưng tài nguyên văn hóa và tài nguyên thiên nhiên mất đi là mất vĩn...

Nguy cơ tạm dừng dự án Metro số 1 TP.HCM: Hậu quả khôn lường!

Nguy cơ tạm dừng dự án Metro số 1 TP.HCM: Hậu quả khôn lường!"Nếu bất khả kháng, chúng ta phải tạm dừng dự án metro số 1 TP.HCM (đoạn Bến Thành - Suối Tiên) từ đầu năm 2018 thì...

Để “đất vàng” không bị hoang phí

Để “đất vàng” không bị hoang phíThực tế hiện nay, nhiều khu đất tại Hà Nội có vị trí đắc địa như “đất vàng” được quy hoạch làm dự án như...

Thừa Thiên Huế tổ chức đối thoại về quản lý quy hoạch và trật tự xây dựng

Thừa Thiên Huế tổ chức đối thoại về quản lý quy hoạch và trật tự xây dựngUBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết sẽ tổ chức đối thoại trực tuyến với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa b...

“Mở toang cửa” cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam

“Mở toang cửa” cho người nước ngoài mua nhà tại Việt NamTrao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Matthew Powell - Giám đốc Savills Hà Nội cho rằng, để tăng sức hấp dẫn của th...

"Chiến lược năng lượng phải gắn với sử dụng tiết kiệm, hiệu quả"

“Chiến lược về năng lượng không đơn thuần là tăng trưởng đủ để phát triển kinh tế mà còn hướng đến yếu t...

KTS Vũ Linh Quang: Khó nhất khi làm Công trình Xanh là thuyết phục chủ đầu tư

KTS Vũ Linh Quang: Khó nhất khi làm Công trình Xanh là thuyết phục chủ đầu tưLTS: Các chủ đầu tư thường có suy nghĩ ban đầu rằng việc làm Công trình Xanh chỉ để marketing, quảng cáo bá...

Chuyện sạt lở và những hố sâu dưới lòng sông

Chuyện sạt lở và những hố sâu dưới lòng sôngLTS: Thời báo Kinh tế Sài Gòn phỏng vấn ông Nguyễn Hữu Thiện - chuyên gia độc lập về sinh thái - về nguyên nhân gốc r...

Hành trình kiến trúc xanh bền vững

Hành trình kiến trúc xanh bền vữngLuôn hướng tới những tác phẩm kiến trúc nhẹ nhàng, giảm thiểu tiêu thụ năng lượng, tăng cảm xúc bằng cách kết n...
Trang 10 trong tổng số 50
Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 1621 khách Trực tuyến

Quảng cáo