Ashui.com

Tuesday
Apr 23rd
Home Tương tác
Đối thoại

Thách thức cho kinh tế xanh và hy vọng từ APEC

Thách thức cho kinh tế xanh và hy vọng từ APEC

Một trong những chủ đề APEC năm nay là biến đổi khí hậu và sự bền vững môi trường. Kinh tế xanh, Net Zero đang là xu hướng cấp thiết toàn cầu. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn với GS.TSKH Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về vấn đề này.  

GS.TSKH Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. (Ảnh: Minh Minh)

Ông đánh giá như thế nào về những thách thức của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi xanh?

- Tại COP26, Việt Nam cam kết đạt được Net Zero (phát thải ròng bằng 0) vào năm 2050. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, đây là nỗ lực cần rất nhiều kinh phí để hiện thực hóa. Thách thức đầu tiên với Việt Nam là quá trình chuyển sang công nghiệp sạch. Ở Việt Nam, một trong những yếu tố phát thải nhiều là nhiệt điện, đặc biệt là nhiệt điện than. Việt Nam được khuyến nghị cần chuyển đổi sang năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, loại năng lượng này cũng có nhược điểm không dễ giải quyết, chẳng hạn như chất thải từ pin. Hiện nay, thế giới đã chuyển sang năng lượng tái tạo từ sóng biển và thủy triều. Với Việt Nam, tôi cho rằng, trước mắt chỉ cần lưu tâm đến điện gió và năng lượng tái tạo từ biển.

Thách thức thứ hai khó khăn hơn, đó là vấn đề ăn uống, bao gồm cả dịch vụ và nếp sinh hoạt gia đình. Việt Nam đang sử dụng than củi, rơm rạ khá nhiều. Nếu giảm phát thải, đồng nghĩa với việc phải dùng điện để đun nấu. Vấn đề này có thể giải quyết sớm ở đô thị, nhưng ở nông thôn là câu chuyện khác do thu nhập của người dân nhìn chung còn thấp.

Ngoài ra, chúng ta đã có chủ trương không dùng gạch nung từ lâu, nhưng đến nay những lò gạch, gốm sứ nung vẫn còn tồn tại nhiều và chưa có chuyển biến kỹ thuật. Ta cần phải dùng cách khác, có thể chuyển sang dùng khí hóa lỏng. Bên cạnh đó, một giải pháp có thể giúp giảm phát thải là phát triển rừng để hấp thụ khí thải, song cần phải có những biện pháp cụ thể.

Theo ông, làm thế nào để Việt Nam thu hút được nguồn vốn quốc tế mạnh hơn?

- Quá trình phát triển rừng để hấp thụ carbon là vấn đề Việt Nam nhận được nhiều sự quan tâm từ quốc tế. Theo đó, chúng ta chỉ cần giảm mức phát thải đi một nửa là cơ bản xử lý được vấn đề. Lời giải nguồn vốn có thể nằm ngay từ cơ chế thương mại carbon. Ví dụ, chúng ta đang có mục tiêu là chuyển từ xe chạy bằng xăng dầu sang xe điện. Ở Mỹ, họ có nguồn vốn chi trả phát thải carbon, ôtô điện được trợ giá vì không phát thải. Tuy nhiên ở Việt Nam, chúng ta vẫn chưa có cơ chế để bán bún riêu đun bằng điện sẽ được hỗ trợ bao nhiêu tiền, và đun bằng than thì phải trả thêm bao nhiêu tiền. Chúng ta chưa thể san sẻ lợi ích giữa hai bên.

Cũng về giải pháp tài chính, Ngân hàng Thế giới sẵn sàng cho Việt Nam vay ưu đãi, nhưng chúng ta chưa có kế hoạch cụ thể để giải quyết vấn đề, bởi tiền vay phải tạo được ra lợi ích.

Một trong những chủ đề dự kiến được thảo luận tại Tuần lễ APEC 2023 mà phái đoàn Việt Nam tham dự là chống biến đổi khí hậu và cải thiện môi trường. Từ đây, chúng ta có thêm cơ hội ra sao, thưa ông?

- Khi bước ra từ thời kỳ bao cấp, Việt Nam trong diện được vay ưu đãi rất nhiều mặt, song đến hiện nay, Việt Nam đã là nước có thu nhập trung bình. Theo đó, khả năng được ưu đãi về tỉ suất đồng tiền, thuế… không còn nhiều. Chúng ta chỉ hy vọng quốc tế có những trợ giúp kỹ thuật, từ đó giúp Việt Nam triển khai đi kèm với chính sách tài chính. Nếu chậm chân, thử nghiệm quá lâu mà không thay đổi kịp thời, thách thức vẫn sẽ còn nguyên.

Xin cảm ơn ông!

Quý An thực hiện

(Lao Động)

 
Phản biện

Quy hoạch "treo" và khoảng trống về trách nhiệm của Nhà nước

Quy hoạch Cần xác định rõ ranh giới giữa “trách nhiệm cá nhân” và “trách nhiệm tập thể”, hướng đến cá thể hóa trách n...
Nhìn ra thế giới

Khám phá Appian - "siêu xa lộ" từ thời đế chế La Mã

Khám phá Appian - Appian thường được gọi là "Nữ hoàng của những con đường dài" bởi sự hùng vĩ, tầm quan trọng trong lịch sử và th...
Góc nhìn

Biến rủi ro, thách thức thành cơ hội khởi nghiệp du lịch

Biến rủi ro, thách thức thành cơ hội khởi nghiệp du lịchĐiểm nhấn của khởi nghiệp du lịch Quảng Nam trong thời gian gần đây là nhiều startup (nhà khởi nghiệp) đã vận dụng ...
Điểm đến

Nét yên bình cuối Thu tại làng Lô Lô Chải (Hà Giang)

Nét yên bình cuối Thu tại làng Lô Lô Chải (Hà Giang)Trong hành trình khám phá Hà Giang, làng Lô Lô Chải là điểm dừng chân được nhiều du khách lựa chọn. Cuối Thu đầu Đô...
Nhìn ra thế giới

WeWork đã sụp đổ, không gian làm việc chung thì sao?

WeWork đã sụp đổ, không gian làm việc chung thì sao?Đầu tuần này, WeWork, công ty cho thuê không gian làm việc chung từng được định giá 47 tỉ đô la, nộp đơn xin bảo hộ ...
Phản biện

Nâng niu giá trị vượt trội của sông Sài Gòn

Nâng niu giá trị vượt trội của sông Sài GònNếu biết tổ chức tốt thì dải bờ sông Sài Gòn này hoàn toàn có thể trở thành dòng sông lịch sử – văn hóa – di s...
Phản biện

Sông Sài Gòn – động lực tăng trưởng xanh, bền vững của TPHCM

Sông Sài Gòn – động lực tăng trưởng xanh, bền vững của TPHCMSự phát triển trong tương lai của TPHCM cần lấy sông nước làm nền tảng, và đây là một nền tảng cốt lõi. Trong bối...
Nhìn ra thế giới

Khủng hoảng thiếu nhà ở châu Âu ngày càng trầm trọng

Khủng hoảng thiếu nhà ở châu Âu ngày càng trầm trọngChi phí xây dựng cùng lãi suất vay thế chấp tăng cao đè nặng lên người dân và các công ty xây dựng ở châu Âu, khiến ...
Điểm đến

Hàng rào đá – nét kiến trúc độc đáo của người Mông ở Hà Giang

Hàng rào đá – nét kiến trúc độc đáo của người Mông ở Hà GiangTại cao nguyên đá Đồng Văn, cuộc sống của đồng bào Mông gắn liền với đá  – như một phần không thể tách r...
Phản biện

95% dự án nhà ở thương mại không đáp ứng điều kiện có đất ở

95% dự án nhà ở thương mại không đáp ứng điều kiện có đất ở95% dự án có “đất khác không phải là đất ở” gồm các trường hợp chỉ có “đất nông nghiệp” hoặc chỉ có “...
Trang 9 trong tổng số 447
Bảng quảng cáo