UBND TPHCM vừa có quyết định phê duyệt đề án huy động nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển hạ tầng trên địa bàn giai đoạn 2024-2030. Trong đó, đến năm 2030, thành phố dự kiến huy động khoảng 714.000 tỉ đồng để đầu tư vào các lĩnh vực hạ tầng.
Đề án đặt mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, cải thiện môi trường đầu tư và tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thành phố, thanhuytphcm.vn đưa tin.
TPHCM đặt mục tiêu huy động 714.000 tỉ đồng nguồn lực xã hội phát triển hạ tầng. (Ảnh: Lê Vũ)
UBND TPHCM khẳng định việc xây dựng đề án là cần thiết, nhằm tạo ra một cơ chế hiệu quả để huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển hạ tầng đô thị trong giai đoạn 2024-2030.
Theo đó, thành phố sẽ ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực giao thông, năng lượng, viễn thông với trọng tâm là hoàn thành các dự án như tuyến Vành đai 3, 4, các đường cao tốc và đường sắt đô thị nhằm xây dựng một hệ thống hạ tầng hiện đại, đồng bộ.
TPHCM đặt mục tiêu huy động đa dạng các nguồn lực, bao gồm vốn đầu tư trực tiếp, kiều hối và vốn xã hội hóa với tổng vốn đầu tư dự kiến đạt 714.000 tỉ đồng vào năm 2030. Đồng thời, thành phố hướng tới giải ngân vốn đầu tư công đạt ít nhất 95% và tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ.
Theo đề án, đến năm 2030, thành phố dự kiến huy động khoảng 209.778 tỉ đồng để đầu tư vào các lĩnh vực hạ tầng. Trong đó, lĩnh vực giao thông vận tải huy động theo hình thức đối tác công tư cho 16 dự án với số vốn dự kiến là 69.256 tỉ đồng, lĩnh vực giáo dục đào tạo là 24.803 tỉ đồng và lĩnh vực xây dựng là 41.127 tỉ đồng.
Lĩnh vực văn hóa và thể thao sẽ được đầu tư 28.585 tỉ đồng cho 40 dự án, trong đó 21 dự án đã được Hội đồng Nhân dân thành phố phê duyệt. Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ huy động 3.414 tỉ đồng cho 6 dự án và lĩnh vực y tế sẽ huy động 42.592 tỉ đồng cho 48 dự án.
Bình Dương
(KTSG Online)
- Hà Nội: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị khu vực hồ Tây và phụ cận
- Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025
- Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên - Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Đến năm 2045, xây dựng Hà Tĩnh trở thành đô thị trung tâm vùng Bắc Trung Bộ
- Hoàn thành “đại trùng tu” di tích Điện Thái Hòa – ngôi điện quan trọng bậc nhất Hoàng cung Huế
- Mời thi tuyển phương án kiến trúc công trình Cầu Phú Kiểng (xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang)
- Bộ Xây dựng tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị
- TPHCM: Tuyến Metro số 1 hoàn thành thi công, vận hành chính thức từ ngày 22/12/2024
- Ngành giao thông đặt mục tiêu giảm 45,62 triệu tấn CO2tđ
- Khánh Hòa: Công bố Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Khánh Vĩnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050