Ashui.com

Friday
Mar 29th
Home Tin tức Việt Nam TPHCM không xây bãi đậu xe ngầm dưới đường Nguyễn Huệ

TPHCM không xây bãi đậu xe ngầm dưới đường Nguyễn Huệ

Viết email In

Khu vực đường Nguyễn Huệ và đường Tôn Đức Thắng sẽ không xây dựng bãi đậu xe ngầm nhằm tránh phương tiện tập trung quá đông tại khu vực trung tâm TPHCM. 

Đây là kết luận của Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín về quy hoạch không gian ngầm đường Nguyễn Huệ và đường Tôn Đức Thắng mới được gửi đến Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 (Sở Giao thông Vận tải TPHCM).  


Khu vực đường Nguyễn Huệ sẽ không xây dựng bãi đậu xe ngầm
(Ảnh: Anh Quân) 

Theo kết luận này, chính quyền TPHCM yêu cầu Sở Quy hoạch, Kiến trúc phối hợp với Sở Giao thông Vận tải (GTVT) và các đơn vị liên quan không bố trí bãi đậu xe ngầm dưới đường Nguyễn Huệ và đường Tôn Đức Thắng theo đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 đã được duyệt. 

Thay vào đó, cần nghiên cứu bố trí bãi đậu xe ngầm dưới đường Lê Lợi, đường Hàm Nghi, khu vực quảng trường Quách Thị Trang và phương án tổ chức giao thông ngầm tại khu vực trung tâm thành phố.

Đối với dự án nâng cấp, cải tạo đường Nguyễn Huệ, đoạn từ đường Lê Lợi đến công viên Bạch Đằng, quận 1 vẫn tiếp tục thực hiện theo kế hoạch.

Hiện nay, một phần đường Nguyễn Huệ bị rào chắn để xây dựng nhà ga ngầm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và nâng cấp, cải tạo đường Nguyễn Huệ. Theo kế hoạch việc nâng cấp đường Nguyễn Huệ sẽ hoàn thành vào tháng 4/2015. 

Kiến nghị xây hầm chui tại ngã tư Thủ Đức

Sở GTVT TPHCM vừa kiến nghị chính quyền TPHCM xây dựng hoàn chỉnh nút giao ngã tư Thủ Đức theo hướng xây hầm chui thay thế cầu vượt thép để tạo thuận lợi cho các loại xe lưu thông.

Theo đó, các hạng mục cần xây dựng tại nút giao ngã tư Thủ Đức gồm hầm chui dọc xa lộ Hà Nội cho 8 làn xe; một cầu vượt theo hướng đường Võ Văn Ngân - Lê Văn Việt cho 4 làn xe; hoàn thiện nút giao bằng các nhánh đường rẽ phải, rẽ trái trên mặt đất hiện hữu và có vòng xoay ở giữa…

Sở GTVT TPHCM cho rằng, việc xây hầm chui dọc xa lộ Hà Nội sẽ phù hợp với các loại xe và địa hình đỉnh đồi ở ngay ngã tư. Việc xây 2 hầm chui đi song song nên không phải di dời ba tuyến ống cấp nước lớn thành phố của nằm hai bên xa lộ Hà Nội.

Về chi phí, tổng mức đầu tư của việc xây hầm chui và cầu vượt là gần 1.415 tỉ đồng, chi phí này thấp hơn phương án xây tiếp cầu vượt thép thứ hai và hầm chui theo đường Võ Văn Ngân - Lê Văn Việt ( gần 1.560 tỉ đồng).

Hiện nay, ngã tư Thủ Đức đã có một cầu vượt thép dài dài 570m, dành cho 4 làn xe lưu thông, với số vốn xây dựng là 277 tỉ đồng. Cầu vượt thép này được đưa vào sử dụng vào đầu năm 2013. Nếu phương án xây hầm chui được chấp thuận thì cầu vượt thép hiện tại sẽ bị dỡ bỏ.  

(TBKTSG) 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo