Trong nỗ lực khắc phục hình ảnh một thành phố sở hữu nhiều công trình đổ nát, chính quyền thành phố Rome cam kết sẽ chi 100 triệu euro (115 triệu USD) trong vòng 3 năm để cải thiện chất lượng các công trình này.
Thủ đô của Italy hiện vẫn là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, những thập kỷ gần đây, nơi này đang dần "lép vế" trước bước chuyển mình mạnh mẽ của các thành phố khác như Dubai, Kuala Lumpur hay Istanbul.
Thủ đô của Italy hiện vẫn là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu thế giới
Tân Hoa xã dẫn một nghiên cứu khoa học mới đây cho thấy có nhiều yếu tố về hậu cần và văn hóa tác động đến xu hướng này, song có cả những vấn đề bên lề như rác thải không được thu gom, đường phố nhiều ổ gà và các tòa nhà mất mỹ quan bởi những bức vẽ đường phố (graffiti).
Trưởng phòng nghiên cứu pháp lý về Bảo vệ Di sản Văn hóa thuộc Đại học Rome 3, bà Barbara Cortese nhận định Rome giống như một bảo tàng ngoài trời và điều đó khiến việc bảo vệ di sản văn hóa của thành phố này càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế, các di tích, đài phun nước công cộng và nhiều danh thắng ngoài trời khác dù thu hút đông đảo du khách nhưng không tạo doanh thu để bù đắp chi phí duy tu, bảo dưỡng.
Vì vậy, chính quyền Rome ngày 20/2 đã công bố kế hoạch chi 100 triệu euro từ nay đến năm 2021, chủ yếu để trùng tu, tôn tạo và bảo dưỡng các công trình lịch sử, văn hoá của thành phố như nhà hát Rome, lăng mộ của hoàng đế La Mã Augustus, cầu Sant' Angelo...
Nhiều chuyên gia bày tỏ sự ủng hộ đối với kế hoạch chi tiêu mới nói trên, song cho rằng số tiền 100 triệu euro chưa đủ để giải quyết hiệu quả tất cả các vấn đề của thành phố.
Chủ tịch hội doanh nghiệp nhỏ Comfimprese Roma, ông Cesare Pambianchi cho rằng chính quyền Rome cần phải chi tiền đều đặn hằng năm cho công việc trên, thay vì chỉ thực hiện trong một thời gian ngắn.
Ngoài ra, ông Pambianchi và bà Cortese cho rằng chính quyền cũng nên chi tiền quảng bá du lịch thủ đô Rome, như cách thức các thủ đô Paris (Pháp), Bắc Kinh (Trung Quốc) hay thành phố New York (Mỹ) đã làm.
(TTXVN)
- Cháy lớn tại Nhà thờ Đức Bà Paris
- Tại sao giới siêu giàu Nhật, Đài không thích khoe của?
- Singapore 5 năm liền là thành phố đắt đỏ nhất thế giới
- Tương lai ngành không gian vũ trụ: Taxi bay, du lịch siêu thanh
- Ai Cập cứu nguy kỳ quan thế giới thời Trung cổ 2.000 năm tuổi
- WWF tái khởi động chương trình Thành phố Xanh
- Đan Mạch muốn xây 9 đảo nhân tạo làm “Thung lũng Silicon châu Âu”
- Giá nhà Hồng Kông 9 năm liền đắt nhất thế giới
- Chính phủ Anh nỗ lực ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm không khí
- Australia thử nghiệm hệ thống tàu điện ngầm không người lái